06. Quản Trị Nhân Sự

Gen Z là gì? Thế hệ Gen Z có gì khác so với gen Y và gen X

Giống như mọi thế hệ, hành vi của gen Z được định hình bởi cách họ lớn lên. Những người trẻ tuổi ngày nay đã trưởng thành trong sự thay đổi về khí hậu, các đợt phong tỏa do đại dịch và nỗi lo sợ về cuộc suy thoái kinh tế một lần nữa. Nhưng thế hệ này lại được sinh ra khi internet được sử dụng rộng rãi, họ có những đặc điểm độc đáo, nổi trội và được các nhà tuyển dụng chú ý.

Gen Z là gì?

Gen Z là thế hệ trẻ được sinh ra từ khoảng năm 1997 tới 2012 (Một số người cũng nói rằng gen Z sinh năm 1995 đến 2010). Thế hệ này lớn lên trong môi trường kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, cùng các xu hướng, trào lưu mới và độc đáo. Với một số gen Z đời đầu, họ tốt nghiệp đại học vào khoảng những năm nay – và đã bắt đầu đi làm.

Thế hệ Gen Z là thế hệ mang lại sự thay đổi lớn về cách tiếp cận và sử dụng công nghệ, có sự quan tâm đến vấn đề xã hội, môi trường, đặt ra các tiêu chuẩn cao đối với cuộc sống, có thái độ đa dạng và mở rộng trong suy nghĩ.

Gen Z cũng được gọi bằng một số tên khác như iGeneration, Net Gen, Gen-Tech, Internet Generation, Homeland Generation, Digital Natives, Pluralist Generation, Internet Generation, Centennials, Later – Millennials,…

Nguồn gốc của thế hệ gen Z

Thuật ngữ Gen Z lần đầu xuất hiện vào tháng 9 năm 2000 trên tờ Adage (Thời đại quảng cáo), sau này được sử dụng phổ biến vào Marketing, đây được xem là một trong những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của các thương hiệu, nhãn hàng.

Bằng cách phân khúc khách hàng thành những nhóm nhân khẩu học khác nhau như Gen Z, Millennials – Gen Y, Baby Boomers – Gen X, các nhà nghiên cứu thị trường sẽ có thể nhanh chóng hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, từ đó có thể cá nhân hóa các sản phẩm/ dịch vụ sao cho phù hợp.

Đặc điểm của thế hệ gen Z

  1. Tiếp xúc sớm với công nghệ
  2. Tạo xu hướng
  3. Tư duy sáng tạo, cởi mở
  4. Tư duy tài chính tốt hơn
  5. Đón nhận sự thay đổi
  6. Tính cạnh tranh cao
  7. Gen Z thoải mái hơn với môi trường làm việc mở
  8. Thách thức về sức khỏe tâm lý

Tiếp xúc sớm với công nghệ

Gen Z là thế hệ được sinh ra khi thế giới kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ và bùng nổ nhất, với sự phổ biến của internet cùng các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng. Thế hệ Z được tiếp xúc sớm với công nghệ, đặc biệt là sự xuất hiện của Metaverse, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain,…

Nhờ vào việc tiếp xúc sớm và đa dạng với công nghệ, thế hệ này có xu hướng sáng tạo, đổi mới trong việc sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Họ cũng có khả năng sử dụng công nghệ để kết nối và truyền tải thông điệp của mình đến cộng đồng toàn cầu thông qua các mạng xã hội, các công cụ truyền thông kỹ thuật số khác.

Tạo xu hướng

Thế hệ Gen Z thường được xem là thế hệ luôn tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang, âm nhạc, văn hóa, công nghệ,… Điều này phần lớn do cách họ tiếp cận và sử dụng công nghệ, đồng thời cũng do tư duy đa dạng, sáng tạo trong cách suy nghĩ và hành động.

Thế hệ gen Z có khả năng tạo ra các trào lưu, thay đổi phong cách và ảnh hưởng đến các xu hướng trên mạng xã hội, đặc biệt phải kể đến như Tiktok, Facebook. Và khi gen Z có sự tác động của các thần tượng trên thế giới như BlackPink, BTS, Taylor Swift,… sự ảnh hưởng văn hóa, thời trang, kết nối, giao tiếp, cảm hứng, lòng tin,… càng trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn nữa.

Tư duy sáng tạo, cởi mở

Không thể phủ thế hệ Z có tư duy đa dạng và không bị giới hạn, họ có khả năng tìm kiếm, sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến để học hỏi và phát triển các kỹ năng mới. Họ tạo ra những nội dung sáng tạo, độc đáo trên các mạng xã hội như Tiktok, Facebook,… với nguồn năng lượng tích cực, xây dựng một môi trường giải trí nhiều năng lượng, truyền tải những thông điệp đúng đắn và được lan tỏa mạnh mẽ.

Tư duy tài chính tốt hơn

Với sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng tài chính, thế hệ Gen Z giờ đây đã có thể tiếp cận các công cụ tài chính cũng như các nguồn thông tin liên quan đến tài chính dễ dàng và nhanh chóng hơn. Họ có xu hướng đầu tư, tiết kiệm một cách thông minh, sử dụng công cụ để quản lý và theo dõi các khoản đầu tư của mình, đồng thời tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận. Họ cũng có thể đầu tư vào các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao như các quỹ đầu tư chứng khoán để tăng trưởng tài sản.

Đón nhận sự thay đổi

Thế hệ Gen Z thường được xem là thế hệ có tính cởi mở và đón nhận sự thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội, công nghệ. Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số cùng các mạng xã hội, thế hệ Gen Z đã trở thành những người tiên phong trong việc chấp nhận, sử dụng, ứng dụng các công nghệ mới. Họ cũng tôn trọng sự khác biệt, bao gồm đa dạng về giới tính, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Họ có thái độ tích cực, sẵn sàng thích nghi với các thay đổi, có khả năng tìm kiếm và tận dụng những cơ hội mới trong cuộc sống.

Quan điểm của Thế hệ Z cũng đã được định hình bởi các môi trường có trước tác động như biến đổi khí hậu, các hình thức khủng bố, cuộc suy thoái kinh tế. Đây có thể là nguồn cảm hứng để họ hướng đến các hoạt động tích cực.

Tham khảo:   Quản trị nhân lực là gì? Học gì? Làm gì? Cơ hội nghề nghiệp

Tính cạnh tranh cao

Thế hệ Z đã được lớn lên trong môi trường giáo dục cạnh tranh nhất và họ đã quen với việc phản hồi ngay lập tức để có thể cải thiện. Tại nơi làm việc, bản chất cạnh tranh của thế hệ Z có thể được kết hợp với mong muốn được công nhận trong công việc. Chính vì vậy, họ đề cao những kỳ vọng rõ ràng về cách đạt được thành công và thăng tiến trong sự nghiệp.

Gen Z thoải mái hơn với môi trường làm việc mở

Thế hệ Z thích làm việc trong môi trường đa dạng, tôn trọng sự khác biệt, nơi họ có thể thể hiện bản thân và phát triển các kỹ năng của mình. Họ thích có thời gian tự do để làm việc và học hỏi, linh hoạt sử dụng công nghệ để kết nối, làm việc với đồng nghiệp, khách hàng từ các nền văn hóa, quốc gia khác nhau.

Thế hệ Z cũng đã lớn lên với khả năng chia sẻ suy nghĩ một cách công khai, nhận phản hồi ngay lập tức thông qua mạng xã hội. Do đó, gen Z luôn mong đợi rằng ý tưởng của họ được lắng nghe và tôn trọng tại nơi làm việc.

Một báo cáo được công bố bởi Workforce Institute cho thấy rằng, gen Z tìm kiếm sự tin tưởng và hỗ trợ ở một người quản lý hơn bất kỳ phẩm chất nào khác. 32% Gen Z cho biết họ có động lực làm việc chăm chỉ hơn và ở lại công ty lâu hơn nếu họ có người quản lý hỗ trợ, 29% khác tin rằng việc có người quản lý kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất trong công việc.

Thách thức về sức khỏe tâm lý

Những thách thức về sức khỏe tâm lý là một đặc điểm đáng buồn của thế hệ Z, bởi thời gian vô tận của họ dành cho internet có thể khiến họ cảm giác bị cô lập và trầm cảm. Dành nhiều thời gian hơn cho smartphone hoặc xem Netflix đồng nghĩa với việc dành ít thời gian hơn cho việc vun đắp các mối quan hệ có ý nghĩa. Ngoài ra, nhiều người cũng rơi vào tình trạng​ cái bẫy “So sánh và tuyệt vọng” mà mạng xã hội bày ra.

Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với thế hệ Gen Z

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của thế hệ Gen Z, với những tác động sâu rộng đến cách họ giao tiếp, học tập và giải trí.

  • Giao tiếp và mối quan hệ xã hội: Mạng xã hội tạo điều kiện cho Gen Z Việt Nam kết nối với bạn bè và gia đình, không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến việc giảm thiểu giao tiếp trực tiếp và có thể ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp không gian mạng.

  • Học tập và thông tin: Mạng xã hội là nguồn thông tin khổng lồ, giúp Gen Z cập nhật tin tức, thông tin học thuật và xu hướng công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra thách thức trong việc phân biệt thông tin chính xác và tin giả.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Sự phụ thuộc vào mạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm và cảm giác không hài lòng với bản thân. Áp lực từ việc so sánh với người khác trên mạng xã hội cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

  • Ảnh hưởng đến hành vi và thái độ: Mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến quan điểm và hành vi của giới trẻ, từ việc hình thành ý kiến cá nhân cho đến việc quyết định mua sắm.

  • Sự phát triển của bản sắc cá nhân: Gen Z Việt Nam sử dụng mạng xã hội để thể hiện bản thân và khám phá sở thích cá nhân, nhưng cũng phải đối mặt với áp lực về hình ảnh hoàn hảo và danh tiếng trực tuyến.

Mạng xã hội có một ảnh hưởng đáng kể và đa chiều đối với Gen Z tại Việt Nam, từ việc hỗ trợ học tập và giao tiếp cho đến việc tạo ra các thách thức về sức khỏe tâm thần và xã hội.

Những điểm khác biệt giữa gen Z và gen Y, gen X

Khác biệt

Gen Z

Gen Y

Gen X

Năm sinh

1997-2012

1981-1996

1965-1980

Công nghệ

Sử dụng một cách tự nhiên và thành thạo

Thành thạo

Học hỏi và thích sử dụng

Học tập và sự nghiệp

Tìm kiếm tính linh hoạt và sự đa dạng

Tìm kiếm tính cạnh tranh và có ý nghĩa

Tìm kiếm tính ổn định và sự nghiệp vững chắc

Tư duy sáng tạo

Độc lập, sáng tạo và đa dạng

Thích làm việc với mục tiêu và có ý nghĩa

Linh hoạt và khả năng thích ứng trong môi trường làm việc đa dạng

Độc lập, sáng tạo nhưng ít sự chủ động hơn so với các gen sau

Đặc điểm

Được giáo dục về tình dục và giới tính một cách rõ ràng hơn

Thế hệ sống trong thời kỳ có nhiều thay đổi về công nghệ, chính trị và văn hóa.

Gen X được xem là thế hệ giữa Baby Boomers và Gen Y, với nhiều đặc điểm của cả hai thế hệ, nhưng cũng có những đặc điểm riêng độc đáo

Doanh nghiệp và gen Z nên làm gì để hiểu nhau hơn?

  1. Tìm hiểu về thế hệ Gen Z
  2. Sử dụng công nghệ để tương tác
  3. Tạo cơ hội cho Gen Z thể hiện bản thân
  4. Cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ và hướng dẫn
  5. Tôn trọng tính đa dạng

Để hợp tác hiệu quả với Gen Z, doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, xu hướng của thế hệ này, sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp, xây dựng sự tin tưởng và cam kết, tạo môi trường linh hoạt, đổi mới, không gian giao tiếp và phản hồi ngay lập tức. Những điều này sẽ giúp doanh nghiệp và Gen Z tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, mang lại hiệu quả khi làm việc cùng nhau.

Tham khảo:   Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Rèn luyện để làm chủ bản thân

Tìm hiểu về thế hệ Gen Z

Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về thế hệ Gen Z, những giá trị, sở thích và cách thức tương tác của họ với thế giới. Không nên nghe những định kiến chưa tốt về thế hệ này mà có những góc nhìn chung chung hay hơi hướng tiêu cực. Theo đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng các tài nguyên trực tuyến, tổ chức các cuộc thảo luận với các thành viên của Gen Z để nắm được thông tin và hiểu rõ hơn về họ.

Sử dụng công nghệ để tương tác

Thế hệ Gen Z sử dụng công nghệ để tương tác và kết nối với người khác. Doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng ngôn ngữ, phương tiện truyền thông phù hợp khi tương tác với gen Z để thu hút và giữ chân họ.

Tạo cơ hội cho Gen Z thể hiện bản thân

Gen Z là thế hệ có nhiều ý tưởng và tư duy sáng tạo, họ muốn được thể hiện bản thân và đóng góp cho công ty. Bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ quan trọng, khuyến khích đưa ra ý kiến, đồng thời lắng nghe phản hồi, ý tưởng của họ, doanh nghiệp có thể tạo ra sự tương tác, kết nối tích cực với thế hệ này.

Cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ và hướng dẫn

Gen Z có thể rất tự tin và độc lập, nhưng họ vẫn cần sự hỗ trợ, hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. Doanh nghiệp cần cung cấp cho Gen Z sự hỗ trợ về mặt kỹ năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm để họ có cơ hội để phát triển và trở thành những người đóng góp quan trọng cho doanh nghiệp, xã hội.

Tôn trọng tính đa dạng

Thế hệ Gen Z rất quan tâm đến tính đa dạng và tôn trọng người khác. Các doanh nghiệp cần tôn trọng, đáp ứng các giá trị và nhu cầu của thế hệ này, đồng thời tạo ra môi trường làm việc đa dạng và chấp nhận sự khác biệt, bởi thế hệ này thoải mái hơn khi chia sẻ về giới tính, sở thích hay tình yêu của bản thân.

Làm sao để doanh nghiệp tiếp cận đến đối tượng khách hàng là gen Z?

  1. Gen Z trong lĩnh vực thời trang
  2. Gen Z trong lĩnh vực F&B
  3. Gen Z trong lĩnh vực công nghệ
  4. Gen Z trong lĩnh vực FMCG – bán lẻ
  5. Gen Z trong lĩnh vực giáo dục

Với tư cách là người tiêu dùng, hành vi của Gen Z phản ánh giá trị của họ, và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thế giới kỹ thuật số. Thế hệ này khám phá và đánh giá một loạt các lựa chọn trước khi quyết định chọn một sản phẩm. Ngoài ra, họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi các đề xuất của người dùng thực tế hơn là bởi sự chứng thực của những người nổi tiếng.

Gen Z sẽ sớm trở thành nhóm người tiêu dùng lớn nhất, các thương hiệu muốn có một phần cơ hội này sẽ cần phải hiểu xu hướng và kỳ vọng của họ.

Gen Z trong lĩnh vực thời trang

  • Thế hệ Gen Z có xu hướng thích sự đa dạng và tôn trọng tính khác biệt. Họ thích các thương hiệu thời trang có phong cách cá nhân hóa
  • Ý thức cao về vấn đề bảo vệ môi trường và tính bền vững. Họ có thiện cảm hơn với các thương hiệu thời trang có chính sách và sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về sản phẩm/ dịch vụ và mua sắm trực tuyến. Họ thích các thương hiệu thời trang có mặt trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok, Shopee, Lazada,…
  • Thích thử nghiệm và tạo phong cách riêng của mình, họ thích các thương hiệu thời trang có sản phẩm độc đáo, mang màu sắc tự do, sáng tạo.

Gen Z trong lĩnh vực F&B

  • Có ý thức cao về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe bản thân
  • Thường sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về các quán ăn, nhà hàng, đồ uống,…
  • Thích tìm kiếm các quán ăn, nhà hàng có không gian độc đáo và đẹp mắt
  • Quan tâm đến trải nghiệm khi đi ăn uống. Họ thích các quán ăn, nhà hàng có thể đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Gen Z trong lĩnh vực công nghệ

  • Sử dụng smartphone để duyệt web, chơi game, mạng xã hội, mua sắm trực tuyến,…
  • Xu hướng tích hợp công nghệ vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ giáo dục, công việc đến giải trí và giao tiếp. Họ ưa thích sử dụng các nền tảng mạng xã hội để làm cuộc sống dễ dàng và tiện lợi hơn.
  • Đòi hỏi trải nghiệm người dùng tốt, họ ưa thích các sản phẩm/ dịch vụ công nghệ có giao diện thân thiện, tốc độ nhanh, khả năng tùy chỉnh cao
  • Nhạy cảm về vấn đề bảo mật, riêng tư, họ cần cảm giác an toàn khi sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến
  • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ mạng xã hội và nền văn hóa số, họ thường có thói quen chia sẻ ý kiến và kết nối với người khác thông qua các nền tảng mạng xã hội
  • Quan tâm đến các sản phẩm công nghệ có tác động tích cực đến môi trường và có thiện cảm hơn với các công ty, thương hiệu có cam kết về bền vững.

Gen Z trong lĩnh vực FMCG – bán lẻ

  • Xu hướng sử dụng smartphone và ứng dụng để tra cứu thông tin sản phẩm, so sánh giá, đọc đánh giá, chia sẻ trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội
  • Cuộc sống năng động và bận rộn, do đó gen Z ưa thích các sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng. Các sản phẩm đóng gói nhỏ gọn, dễ mang theo
  • Họ ủng hộ các thương hiệu và sản phẩm có cam kết về bảo vệ môi trường, tái chế và sử dụng nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên
Tham khảo:   4 CÁCH THOÁT KHỎI THẾ LƯỠNG NAN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

Gen Z trong lĩnh vực giáo dục

  • Muốn học những kỹ năng, kiến thức có ích cho công việc và cuộc sống của mình
  • Thích linh hoạt hóa hình thức học tập, bao gồm học tập trực tuyến, học tập tại trường, học tập qua các chương trình đào tạo online,…
  • Quan tâm đến vấn đề xã hội và môi trường hơn, muốn nghiên cứu những kiến thức về bảo vệ môi trường để giải quyết các vấn đề xã hội, đóng góp tích cực cho cộng đồng
  • Mong muốn sử dụng các ứng dụng, công nghệ mới nhất để tương tác và học tập hiệu quả hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về gen Z

  1. Gen Z từ năm nào?
  2. Sở thích của gen Z?

Gen Z từ năm nào?

Theo định nghĩa phổ biến nhất, thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Như vậy, giới hạn năm sinh của thế hệ Z là từ 1997 đến 2012. Tuy nhiên, cũng có một số định nghĩa khác về thế hệ gen Z là bắt đầu từ năm 1995 hoặc 1996 và kết thúc vào năm 2015 hoặc 2016.

Dù định nghĩa nào thì thế hệ Z cũng là những người sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ. Họ là những người có khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin từ rất sớm, điều này đã tác động đáng kể đến lối sống và suy nghĩ của họ. Tại Việt Nam, thế hệ Z chiếm khoảng 25% dân số, là lực lượng lao động và tiêu dùng tiềm năng của đất nước.

Sở thích của Gen Z?

Mỗi người có những sở thích khác nhau, dựa trên tính cách, sở trường, sở đoản,… hay môi trường sống của họ. Dưới đây chỉ là góc độ phân tích của tác giả về thế hệ Gen Z, không mang bất kỳ một thiên kiến chủ quan nào:

  • Thể thao và giải trí: Một phần lớn gen Z yêu thích thể thao và giải trí, họ quan tâm đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Họ thường tham gia các hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,… và xem các trận đấu thể thao, các chương trình giải trí trên truyền hình, mạng xã hội.

  • Công nghệ: Gen Z là thế hệ sinh ra và lớn lên cùng với công nghệ, họ có khả năng sử dụng công nghệ một cách thành thạo và thường dành nhiều thời gian cho các hoạt động liên quan đến công nghệ như chơi game, lướt Tiktok, sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram,…

  • Sáng tạo: Gen Z có xu hướng yêu thích các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, viết lách, âm nhạc,… Họ thường tham gia các lớp học, câu lạc bộ sáng tạo để phát triển khả năng của bản thân.

  • Xã hội: Gen Z giờ đây cũng rất quan tâm đến các vấn đề xã hội, họ tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, trồng cây xanh, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn,…

  • Du lịch: Gen Z yêu việc khám phá những vùng đất mới và thích trải nghiệm những điều mới lạ.

  • Làm đẹp: Gen Z quan tâm đến ngoại hình và thường dành nhiều thời gian cho việc làm đẹp.

  • Thời trang: Gen Z có xu hướng theo đuổi phong cách thời trang cá tính và độc đáo.

Cũng giống như cách mà Gen Z sử dụng mạng xã hội như một phương tiện để quản lý thương hiệu cá nhân của riêng mình, thế hệ này cũng xem các quyết định mua hàng như một biểu hiện của các giá trị và bản sắc của họ. Thế hệ gen Z đang vạch ra con đường của riêng mình trong một thế giới biến động liên tục. Mặc dù có thể còn trẻ, nhưng họ đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội, cộng đồng, với sức trẻ, tư duy sáng tạo và tiềm năng to lớn, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng thế hệ này sẽ tạo ra những kỳ tích lớn hơn nữa cho doanh nghiệp và cộng đồng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo