06. Quản Trị Nhân Sự, Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng

Vai Trò Tuyển Dụng Nguồn Nhân Lực Và Quy Trình Chi Tiết

Tuyển dụng nguồn nhân lực là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty. Chất lượng nguồn nhân lực quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp. Trên thương trường đầy sóng gió đổi thay công ty sẽ thành công hay thất bại, luôn có những hướng đi chiến lược hay chịu là kẻ theo sau phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên.

Chính vì thế, điều kiện tiên quyết để có được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là cần phải làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự.

1. Vai trò của công tác tuyển dụng nhân lực

1.1 Đối với doanh nghiệp

Hoạt động tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên có trình độ tốt từ trong hoặc ngoài tổ chức để đáp ứng nhu cầu công việc, một cách hiệu quả và kịp thời. Nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chính vì vậy, tuyển dụng lao động trở thành hoạt động then chốt trong quản trị nhân lực của doanh nghiệp.

Thực hiện tốt quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất. Bởi lẽ, việc tuyển dụng đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng vị trí khiến cho nhân sự và việc làm có sự hòa hợp, đem lại hiệu quả trong việc, đạt được những mục tiêu, định hướng kinh doanh hiệu quả.

Trình độ, kỹ năng của nhân lực là những giá trị cốt lõi để đưa doanh nghiệp phát triển, nếu tuyển dụng được đội ngũ nhân lực hoàn thiện, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thì kết quả cạnh tranh trên thị trường sẽ bền vững và có hiệu quả cao.

Vai trò của tuyển dụng nhân sự

Thông thường hoạt động tuyển dụng được đặt ra khi doanh nghiệp có nhu cầu hoàn thành một công việc nhất định, vì vậy, kế hoạch đã định hoàn toàn có thể hoàn thành nếu hoạt động tuyển dụng cực kỳ hiệu quả.

Từ những vai trò trên, hoạt động tuyển dụng hiệu quả, có kế hoạch thì sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, đồng thời, việc hoàn thành tốt các kế hoạch đã định sẽ tiết kiệm được nguồn ngân sách hiệu quả.

1.2 Đối với người lao động

Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động có cơ hội được làm việc, nâng cao thu nhập và phát triển trong một tập thể đoàn kết với những thành viên có cùng mục tiêu. Có thể nói việc tuyển dụng nhân lực là một mối quan hệ mà cả hai bên công ty và người lao động đều có lợi.

Tham khảo:   Phòng nhân sự là gì? Cơ cấu các vị trí, chức năng và nhiệm vụ

1.3 Đối với xã hội

Công việc góp phần làm cho xã hội phát triển. Xã hội văn minh là xã hội người lao động tìm được nơi làm việc phù hợp và gắn bó lâu dài. Các công ty mở rộng, kinh doanh thuận lợi, nguồn thu nhập của nhân viên cũng tăng, cải thiện chỉ số GDP. Tuyển dụng nguồn nhân lực làm giảm bớt gánh nặng xã hội, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, xã hội cũng dễ dàng đạt được những mục tiêu chung như người lao động có việc làm, các doanh nghiệp ngày càng phát triển, trình độ dân trí nâng cao, người lao động có tay nghề ngày một được trọng dụng. Điều này góp phần xây dựng xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

2. Quy trình tuyển dụng nhân lực

Quy trình tuyển dụng nhân lực

2.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho hoạt động tuyển dụng nhân lực của bất kỳ doanh nghiệp nào. Có thể nó sẽ tốn của bạn khá nhiều thời gian và công sức, nhưng thành quả nhận về có thể sẽ rất ấn tượng.

Điều đầu tiên cần làm là lên lịch cho chương trình tuyển dụng của mình, vì quy trình tuyển dụng không đơn giản là ngày một ngày hai là có thể hoàn thành. Bạn cần phải chuẩn bị kế hoạch bổ sung nhân lực trước 3 tháng khi có yêu cầu

Sau đó, bạn cần tính toán chi tiết xem mỗi phòng ban cần bao nhiêu nhân lực mới và khi nào cần số lượng này. Với một kế hoạch hoàn chỉnh, bạn thậm chí còn có thể xây dựng chương trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp trong cả năm trời. Bạn nắm được số lượng cho từng phòng ban ứng với thời gian triển khai cụ thể.

Thứ ba, lên ngân sách cho kế hoạch tuyển dụng. Căn cứ vào số tiền năm ngoái bạn chi cho hoạt động tuyển dụng, bạn có thể ước tính lượng ngân sách gần đúng cho kỳ bổ sung nhân lực vào năm nay. Một vài khoản chi phí bạn sẽ phải chi cho một chương trình tuyển dụng nhân sự bao gồm:

  • Quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội; chi phí cho việc xây dựng thương hiệu;
  • Chi phí cho các nền tảng tuyển dụng;
  • Chi phí cho bộ phận Nhân sự hay chi phí cho việc tham gia các ngày hội tuyển dụng.
Tham khảo:   Hướng Dẫn Cách Giới Thiệu Bản Thân Bằng Tiếng Trung Trong Phỏng Vấn
Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

2.2. Tổ chức tuyển dụng

Sau khi đã chuẩn bị cho quy trình tuyển dụng, việc tiếp theo đó là nhà tuyển dụng cần thông báo tuyển dụng để các ứng viên biết đến công việc. Các nhà tuyển dụng có thể đăng tải lên website chính thức của công ty, website tuyển dụng uy tín như Timviecnhanh, Vietnamworks, Masterskills, Jobstreet,… và các nhóm trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn để thu hút các ứng viên ứng tuyển.

Trong quá trình tuyển dụng, việc xây dựng thương hiệu của công ty và doanh nghiệp cũng cần được chú ý. Bạn nên giới thiệu qua về tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp mình để ứng viên có cái nhìn cụ thể hơn đối với văn hóa môi trường họ đang mong muốn được gia nhập. Thậm chí để thu hút những ứng viên tốt nhất, các doanh nghiệp nên xây dựng một bản Mô tả công việc hấp dẫn. Thay vì liệt kê một hàng dài những yêu cầu và kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với vị trí tuyển dụng, bạn nên nhấn mạnh vào những điều mà ứng viên có thể nhận được.

Sau một khoảng thời gian nhà tuyển dụng đăng tải các web tìm ứng viên sẽ có nhiều hồ sơ của các ứng viên gửi về email của phòng nhân sự. Việc tiếp theo đó là nhà tuyển dụng thu nhận tất cả hồ sơ này, tránh trường hợp bỏ sót hồ sơ. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng phù hợp với vị trí công việc. Do đó, chọn lọc hồ sơ là bước vô cùng quan trọng trong quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực.

Tổ chức tuyển dụng

Tiếp theo, nhà tuyển dụng sẽ lên lịch phỏng vấn và liên hệ với các ứng viên được chọn. Ở bước này nhà tuyển dụng sẽ xem xét, đánh giá lại thông tin của ứng viên ghi trong CV xin việc để loại bỏ những hồ sơ không phù hợp.

Bên cạnh đó, một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên làm bài kiểm tra để đánh giá trình độ chuyên môn thực tế của ứng viên. Có thể kiểm tra IQ, kiến thức chuyên ngành… từ đó tìm ra ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng.

Bước cuối cùng là phỏng vấn ứng viên. Tại bước này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá lần nữa năng lực của ứng viên có phù hợp với công việc hay không. Trong quy trình này, nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi nhằm khai thác năng lực, kỹ năng của ứng viên. Cuối buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng cũng sẽ cung cấp các thông tin về giờ giấc, lương, thưởng, phúc lợi… và ứng viên sẽ quyết định có làm việc với công ty hay không.

Tham khảo:   Unstructured Interview Là Gì? Câu Hỏi Phỏng Vấn Unstructured Interview phổ biến

2.3. Kiểm tra và đánh giá

Sau các bước trên, nhà tuyển dụng sẽ chọn ra những ứng viên phù hợp, các ứng viên sẽ được nhận vào tập thử việc với thời gian thường là 2 tháng. Đây là giai đoạn khó khăn với nhiều thử thách mà công việc đặt ra để các ứng viên phải thể hiện ra những năng lực của mình. Nhà tuyển dụng sẽ theo dõi ứng viên trong quá trình thử việc để từ đó ra quyết định cuối cùng.

Đánh giá lại quy trình tuyển dụng

Sau quá trình thử việc, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có lựa chọn ứng viên đó hay không. Khi ứng viên trở thành nhân viên chính thức sẽ tiến hành ký kết hợp đồng với công ty. Trong giai đoạn này, nhà tuyển dụng sẽ giải đáp các thắc mắc cho ứng viên để cả hai hài lòng nhất.

Đến đây là hoàn tất quy trình tuyển dụng nhân lực, một nhân viên mới đã sẵn sàng để cống hiến sức mình cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo