23. Chứng khoán

Giá tham chiếu (Reference price) trong chứng khoán là gì? Cách tính

Hình minh hoạ (Nguồn: hsc)

Giá tham chiếu trong chứng khoán

Khái niệm

Giá tham chiếu hay còn được gọi là giá đóng cửa (hay giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó trong tiếng Anh được gọi là Reference price hay Closing Price.

– Giá tham chiếu là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại.

– Giá tham chiếu là 1 từ được dịch từ nước ngoài về trong đó “Tham” là tham khảo và “Chiếu” là chiếu vào. Tức là “Giá tham chiếu” là 1 loại Giá được dùng làm tham khảo để mọi người nhìn vào lấy 1 làm cơ sở để đánh giá hay tham gia mua bán.

Giá đóng cửa hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai (Giá đóng cửa chính là Giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày). 

Giá đóng cửa ngày mai lại là Giá tham chiếu ngay kia. Giá đóng cửa ngày kia lại là Giá tham chiếu ngày kìa. Cứ như thế suốt tạo ra 1 sự liền mạch về Giá thị trường

Cách tính giá 

Cách tính giá tham chiếu trên các sàn giao dịch lớn ở Việt Nam

Tham khảo:   Mô hình định giá giả định thông tin (Mark-to-Model) là gì?

HOSE

HNX

UPCOM

Giá tham chiếu

Giá tham chiếu của cổ phiếu, chứng chỉ quĩ đang giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Giá tham chiếu được xác định bằng giá đóng cửa của ngày giao dịch liền kề trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Giá tham chiếu là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt)

Hiện nay, trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, người đầu tư đã nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu. 

Điều này đúng ở trường hợp ở những phiên giao dịch mà người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền; Hoặc không được nhận thưởng bằng tiền; hay ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu. 

Để từ đó giúp tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng những phần phát thưởng bằng cổ phiếu; hay ngày giao dịch không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên.

Tham khảo:   Mô hình nến Stalled Pattern là gì? Sự hình thành Mô hình nến Stalled Pattern

Trong đó, ngày giao dịch không hưởng cổ tức (ex-dividend date) là ngày mà nếu cổ phiếu được giao dịch (mua/bán) vào ngày đó thì người mua (người sở hữu) sẽ không được hưởng cổ tức. 

Từ đó, cổ tức sẽ được trả cho người có tên trong danh sách hưởng cổ tức sở hữu cổ phiếu đó được lập vào ngày đăng kí (record date) cuối cùng.

Hiện nay, giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

(Tài liệu tham khảo: Chứng khoán online. Techcom Securities. CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh. An Khang Real)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo