20. Kinh tế học

Hiệu quả Pareto (Pareto efficiency) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: investopedia)

Hiệu quả Pareto 

Khái niệm

Hiệu quả Pareto trong tiếng Anh gọi là: Pareto efficiency.

Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909. 

Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả (được gọi là hiệu quả Pareto) nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại gì. 

Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.

Minh họa

Ta có thể minh hoạ định nghĩa trên bằng cách sử dụng hình 1, mô tả các giới hạn phân bổ hàng hóa giữa các nhóm xã hội. Giả sử trong xã hội có hai nhóm người X và Y. 

Đường giới hạn AB cho biết số lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể tạo ra được cho một nhóm khi một số lượng hàng hóa nhất định đã được sản xuất và phân bổ cho nhóm kia. Những điểm nằm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả Pareto.

Tham khảo:   Ngoại ứng tiêu cực (Negative Externalities) trong kinh tế tài nguyên môi trường là gì?

Chẳng hạn, xét một điểm E bất kì nằm trên đường giới hạn AB. Từ E, chúng ta không thể dành nhiều hàng hóa hơn cho X mà lại không giảm số hàng hóa dành cho Y và ngược lại. Trong khi đó, những điểm nằm phía trong đường giới hạn lại không phải là điểm hiệu quả. 

Từ một điểm như điểm F (nằm trong đường giới hạn), bằng cách dịch chuyển lên trên hoặc sang phải hoặc vừa sang phải lẫn lên trên song chưa đi ra ngoài đường giới hạn, ta hoàn toàn có thể cải thiện lợi ích của X (hoặc của Y) mà không buộc Y (hoặc X) phải nghèo đi.

Hình 1: Đường giới hạn hiệu quả trong việc phân bổ các hàng hóa giữa hai nhóm xã hội X và Y. Những điểm trên đường giới hạn AB đều là những điểm hiệu quả, song điểm nằm phía trong như F lại là điểm không hiệu quả.

Có thể mở rộng cách hiểu “khá giả hơn”, hoặc “nghèo đi”. Chẳng hạn, trong phân bổ nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa X và Y, khi sản lượng X tăng lên ta coi điều đó tương đương với X trở nên “khá giả hơn”, còn nếu sản lượng X giảm được coi tương đương với X trở nên “nghèo đi”. 

Tham khảo:   Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Từ khái niệm hiệu quả nói trên, có thể thấy điểm hiệu quả có thể không phải là một điểm duy nhất. Trên các đường giới hạn chúng ta vừa nêu, tồn tại cùng một lúc một loạt điểm hiệu quả – những điểm nằm trên đường giới hạn. Mặt khác, hiệu quả và công bằng là những khái niệm khác nhau. 

Xã hội có đang ở một trạng thái hiệu quả song đó có thể không phải là trạng thái công bằng được chấp nhận. 

Một điểm nằm trên đường giới hạn AB ở hình 1 là một điểm hiệu quả, nhưng nếu đó là điểm D có hoành độ gần sát 0, thì đó là một trạng thái mà X được phân phối quá ít hàng hóa, trong khi Y lại có quá nhiều hàng hóa. Một điểm khác như điểm M chẳng hạn lại được xem là công bằng hơn.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo