22. Quản trị kinh doanh

Hoạch định chiến lược PR (Strategic planning for Public Relations)

Hình minh họa.

Hoạch định chiến lược PR (Strategic planning for Public Relations)

Định nghĩa

Hoạch định chiến lược PR trong tiếng Anh là Strategic planning for Public Relations

Hoạch định chiến lược PR là một tiến trình mà trong đó trình bày những mục tiêu mà công ty muốn đạt được; những cách thức và nguồn lực cần phải có để thực hiện mục tiêu; lộ trình và các bước triển khai trong từng nội dung và giải pháp tiến hành.

Ý nghĩa

Hoạch định chiến lược PR là bộ phận cấu thành trong chiến lược Marketing.

Hoạch định chiến lược PR hướng tới mục tiêu cơ bản là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu; đảm bảo hài hòa lợi ích của khách hàng, tổ chức và xã hội.

Căn cứ để hoạch đinh chiến lược PR

+ Chiến lược phát triển chung của tổ chức

+ Chiến lược Marketing

Nội dung cơ bản

Hoạch định chiến lược PR bao gồm hai nội dung cơ bản:

+ Chiến lược hành động: gồm những chương trình, nỗ lực cụ thể về các phương diện như sản phẩm, dịch vụ, giá cả, phân phối, tổ chức chính sách… nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các nhóm công chúng mục tiêu.

Tham khảo:   Nguồn nhân lực (Human resource) là gì? Đặc điểm của nguồn nhân lực

+ Chiến lược truyền thông: gồm chiến lược thông điệp và chiến lược phương tiện truyền thông.

Những vấn đề cơ bản đặt ra trong hoạch định chiến lược PR

+ Chúng ta muốn đạt được điều gì? (Mục tiêu)

+ Chúng ta muốn nói với ai? (Đối tượng công chúng)

+ Chúng ta muốn nói điều gì? (Thông điệp)

+ Chúng ta sẽ nói điều đó như thế nào? (Dùng phương tiện nào để truyền thông )

+ Làm thế nào để biết chúng ta đã làm đúng? (Đánh giá)

Vai trò của hoạch định chiến lược PR

– Tăng cường hiệu quả cho hoạt động PR

Hoạch định chiến lược PR giúp loại bỏ những công việc không cần thiết, tập trung các nỗ lực vào công việc cần thiết.

– Giảm thiểu rủi ro

Do hoạch định chiến lược PR đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các khả năng có thể xảy ra.

– Giúp các nhà quản trị chủ động đối phó với những tình huống bất ngờ và giải quyết xung đột, mâu thuẫn trong quá trình triển khai chiến lược. 

– Đảm bảo phân phối nguồn lực hợp lí

– Làm căn cứ để đánh giá kết quả

Tham khảo:   Chiến lược cắt giảm (Retrenchment Strategy) là gì? Các trường hợp sử dụng

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quan hệ công chúng, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo