24. Kinh doanh thương mại

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu là gì? Sự tham gia của Việt Nam vào tiến trình hợp tác ASEM

Hình minh họa (Nguồn: asean.org)

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (Asia-Europe Meeting)

Khái niệm

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (hay Diễn đàn hợp tác Á – Âu) trong tiếng Anh là Asia-Europe Meeting; viết tắt là ASEM.

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) là diễn đàn đối thoại và hợp tác không chính thức, được sáng lập vào năm 1996 theo sáng kiến của Singapore và Pháp và dưới sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại phi chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM.

Số thành viên

Thành viên ban đầu bao gồm: 15 nước Liên minh châu Âu (Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Đức, Áo, Hy Lạp, Iceland, Italia, Hà Lan, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh) và 7 nước ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), ba nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và Ủy ban châu Âu.

Qua 5 lần mở rộng, ASEM đã tăng từ 26 lên 53 thành viên, 22 thành viên từ châu Á và 31 từ châu Âu. ASEM có 4 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 12 nước trong nhóm G20, 4 nước BRICS. Khối đại diện cho 60% dân số thế giới và đóng góp hơn 55% thương mại, 65% GDP và 75% du lịch toàn cầu.

Mục tiêu hoạt động của ASEM

Tạo dựng “một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á – Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn” và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, “duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững”.

Tham khảo:   Thiết bị chất xếp (Unit Load Devices - ULD) là gì?

Nguyên tắc hoạt động của ASEM 

Theo “Khuôn khổ Hợp tác Á – Âu 2000” (AECF 2000) thông qua tại Cấp cao ASEM 2, tháng 4/1998 và Cấp cao ASEM 3, tháng 10/2000, hoạt động của ASEM được thực hiện qua các nguyên tắc sau:

– Đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi

– ASEM là một tiến trình mở và tiệm tiến, không chính thức nên không nhất thiết phải thể chế hóa.  

– Quyết định trên cơ sở đồng thuận chứ không kí kết hay bỏ phiếu.

– Tăng cường nhận thức và hiểu biết lẫn nhau thông qua một tiến trình đối thoại và tiến tới hợp tác trong việc xác định các ưu tiên cho các hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau.

– Triển khai cả 3 lĩnh vực hợp tác chủ yếu với sự thúc đẩy đồng đều – tăng cường đối thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế và đẩy tới hợp tác trong các lĩnh vực khác.

– Việc mở rộng thành viên được thực hiện trên cơ sở nhất trí chung của các Vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.

Sự tham gia của Việt Nam vào tiến trình hợp tác ASEM

Việt Nam là một trong những nước thành viên sáng lập của ASEM. Trong những năm qua, hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEM trong nhiều lĩnh vực đã có những bước phát triển tích cực.

– Trong đối thoại chính trị, Việt Nam đã tích cực đóng góp vào nỗ lực chung bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang, trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, vì hợp tác bình đẳng và có lợi, vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới, xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng.

Tham khảo:   Giao chứng từ trả tiền (Cash Against Document - CAD) là gì?

– Về lĩnh vực kinh tế: Trong hợp tác về doanh nghiệp, Việt Nam đã tham gia các cuộc họp của Diễn đàn Doanh nghiệp Á – Âu, Hội nghị Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam chủ động đăng cai tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á – Âu (AEBF) lần thứ 9.

Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam đã tích cực trao đổi tài chính, tham gia hầu hết các chương trình hợp tác như hợp tác chống rửa tiền, trao đổi kinh nghiệm về quản lí nợ công…

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, nổi bật nhất về sự tham gia của Việt Nam là sáng kiến “Hội thảo ASEM về tuyến đường sắt tơ lụa Á – Âu, Việt Nam đồng tác giả với Hàn Quốc và một số nước ASEM khác.

– Về các lĩnh vực khác: Hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, quản lí, khoa học – kĩ thuật, chuyển giao công nghệ là những lĩnh vực hợp tác khác trong ASEM. Sự tham gia thiết thực của Việt Nam vào các hoạt động phong phú và thiết thực này đã góp phần tạo cầu nối gia tăng hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai châu lục.

(Tài liệu tham khảo: Cổng thông tin điện tử nước CHXHCNVN, chinhphu.vn)

Tham khảo:   Hàng siêu trường (Oversized Cargo) và hàng siêu trọng (Overweight Cargo) trên đường bộ là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo