Kỹ năng thực hành Kaizen

Kaizen – Nghệ thuật quản trị giúp Toyota không bao giờ phải đuổi người, ngay cả lúc nguy khốn nhất

Chấp nhận mất 220 triệu USD/năm, thà cắt giảm chi phí chứ không cắt giảm người

Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, Toyota Thái Lan đã trải qua 4 năm liên tiếp thua lỗ mà không hề cắt giảm việc làm.

Mệnh lệnh này được đưa xuống từ người giữ cương vị cao nhất của Toyota lúc bấy giờ – Chủ tịch Hiroshi Okuda. Ông Okuda ra lệnh: “Cắt giảm tất cả các chi phí, nhưng không được chạm vào bất kỳ người nào”.

Cũng chính vì chính sách bảo đảm việc làm suốt đời này, vào tháng 8/1998, Moody đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Toyota từ AAA xuống AA1. Việc hạ mức tín nhiệm này đồng nghĩa với việc Toyota phải đi vay với lãi suất cao hơn, lãi suất vay phải trả thêm hàng năm sẽ vào khoảng 220 triệu USD.

Mặc dù vậy, các lãnh đạo cấp cao của Toyota tuyên bố sẽ không từ bỏ cam kết của mình trong chính sách bảo đảm việc làm cho nhân sự.

Toyota Thái Lan. Ảnh: Bloomberg.

Vì sao Toyota có thể tồn tại được gần 150 năm mà gần như không đuổi một người nào?

Phần lớn những người hiểu nước Nhật đều có chung một câu trả lời: Khả năng Kaizen tại nơi làm việc của công ty hàng đầu Nhật Bản.

Kaizen là một thuật ngữ kinh tế của người Nhật. “Kai” có nghĩa là thay đổi và từ “Zen” có nghĩa là tốt hơn, tức là “thay đổi để tốt hơn” hoặc “cải tiến liên tục”.

 Kaizen của Toyota vốn là hệ thống được sinh ra tại nơi sản xuất nhưng đồng thời Kaizen cũng được xem là hệ thống đào tạo những con người biết suy nghĩ thông qua tạo ra những cơ hội để họ phát huy trí tuệ.

Chiêu nhỏ của Kaizen: Hãy cố tình làm khó nhân viên, gặp khó khăn con người sẽ phát huy trí tuệ

Tham khảo:   Nguyên tắc ECRS trong KAIZEN

Để một ai đó hành động, họ PHẢI là người đưa ra ý kiến. Khi tự mình đóng góp ý kiến, con người sẽ tự tin và biết “tự mình hành động” theo hướng tích cực.

Vậy làm cách nào để người khác đóng góp ý kiến? Hãy cố tình làm khó họ một chút. Khi đối diện với khó khăn, con người sẽ buộc phải suy nghĩ để đưa ra phương án giải quyết.

Ông Takeshi Yoshida là kỹ sư trưởng phụ trách dòng xe Corolla thế hệ thứ 9, đồng thời cũng là người tham gia vào phát triển dòng xe Lexus dưới sự chỉ đạo của kỹ sư trưởng Ichiro Suzuki.

Khi bắt tay vào xây dựng dòng xe chiến lược tại Châu Á – dòng xe Tercel (hay còn gọi là Soluna tại Thái Lan), ông Yoshida đã thử một cách làm vừa thú vị vừa “làm khó người khác” như sau:

Dòng xe Soluna dự định bán ở Thái Lan – một quốc gia đang phát triển tại thời điểm bấy giờ, nên cần thiết lập giá bán thấp hơn nhiều so với dòng xe Corolla. Thế nhưng, đương thời dòng xe Corolla đã thuộc mức thấp nhất trong các dòng xe của Toyota, và nhận thức này đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhân viên.

Tham khảo:   BÀI HỌC KAIZEN TỪ OHNO: BÍ MẬT NẰM Ở ĐÂU?

Bởi vậy, họ không thể tưởng tượng được nếu sản xuất dòng xe dưới cả Corolla thì sẽ ra thứ gì. Khi ông Yoshida hỏi: “Có thể loại bỏ được phần nào từ Corolla không?”. Câu trả lời ông nhận được chỉ là “Làm gì còn gì để loại bỏ”.

Ông Yoshida đã đưa ra một hướng làm: Ông cố tính làm một mẫu xe rất rẻ và cũng rất tệ rồi mang đến cho mọi người cùng xem. Khi nhìn chiếc xe “giẻ rách” này, hàng loạt ý kiến được đưa ra “Chỗ này không được”, “Tối thiểu thì chỗ này cũng phải làm được thế này”…

Từ ý tưởng tồi tệ của ông Yoshida, mỗi người thêm một chút, kết quả là mẫu xe Soluna ra đời.

Một trụ cột trong Kaizen theo phong cách Toyota chính là trí tuệ con người. Vai trò lớn nhất của người cấp trên là tạo môi trường để lôi những trí tuệ đó ra và gom chúng lại, xây dựng những phương án Kaizen tốt hơn. Tích lũy những Kaizen nhỏ sẽ cho ra những thành quả bất ngờ về sau.

Chính vì luôn tìm kiếm sự đổi mới, cải tiến liên tục mà môi trường làm việc của Toyota luôn đạt đến sự chuyên môn hóa cao, giảm thiểu lãng phí, đạt hiệu suất lao động tối đa và con người luôn làm chủ thiết bị, máy móc.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo