25. Kế toán - Kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán tổng thể (Overall audit plan) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: blog.v-comply.com

Kế hoạch kiểm toán tổng thể (Overall audit plan)

Kế hoạch kiểm toán tổng thể trong tiếng Anh là Overall audit plan.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán.

Trong đó, kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán tổng thể phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán.

Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.

Những vấn đề cần phân tích

Kiểm toán viên phân tích, đánh giá những khía cạnh chủ yếu sau:

Đánh giá rủi ro tiềm tàng (Inherent risk – IR), rủi ro kiểm soát (Control risk – CR) liên quan đến từng loại thông tin tài chính, từng bộ phận của BCTC. Để đánh giá rủi ro, kiểm toán viên xem xét một số yếu tố sau đây:

Tham khảo:   Trắc nghiệm kiểm toán tài chính (Audit test) là gì? Phân loại

+ Bản chất, qui mô của của các khoản mục: Các khoản mục có số dư bằng tiền lớn hơn thường được đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hơn

 + Mức độ trọng yếu của số dư từng tài khoản: Một khoản mục được đánh giá là trọng yếu nếu số dư tài khoản này có sự biến động bất thường so với năm trước và so với các tài khoản khác

Việc ước lượng tính trọng yếu dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên, qui mô của doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ phát sinh…Do đó, ước lượng ban đầu về trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán.

Xác định các nghiệp vụ và các sự kiện kế toán phức tạp (bao gồm cả những ước tính kế toán)

Sau khi kiểm toán viên đã có được ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Đó cũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục.

Mục đích của việc phân bổ này là để giúp kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Tham khảo:   Kĩ thuật phân tích (Analytical procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

(Nguồn tham khảo: Bài giảng Kiểm toán tài chính, HV Công nghệ bưu chính viễn thông)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc