Kỹ năng lập kế hoạch, Lập kế hoạch chiến lược

KẾ HOẠCH KINH DOANH: BẢN ĐỒ DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Một nhà kinh doanh khôn ngoan luôn hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Những kế hoạch sẽ cho biết liệu dự án có đi đến thành công hay không. Thiếu những kế hoạch và nghiên cứu là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm những nhà kinh doanh bị thất bại trong những năm đầu của quá trình hoạt động. Và nếu bạn dành thời gian để viết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu, thì tỷ lệ thất bại sẽ giảm đi đáng kể.

TẠI SAO PHẢI VIẾT KẾ HOẠCH KINH DOANH?

Khi bắt đầu khởi nghiệp, người ta thường chỉ nghĩ đến các ý tưởng kinh doanh mới mà không suy nghĩ một cách đầy đủ, nghiên cứu và đánh giá tiềm năng cũng như những khó khăn của dự án. Những nhà kinh doanh mới là những người muốn đưa ý tưởng kinh doanh vào thị trường một cách nhanh chóng vì cho rằng cánh cửa cơ hội sẽ chỉ có trong một thời gian rất ngắn. Do đó, họ thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và lập một kế hoạch chiến lược cho ý tưởng, không dự đoán trước những khó khăn có thể vấp phải. Một nhà kinh doanh khôn ngoan luôn hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Những kế hoạch sẽ cho biết liệu dự án có đi đến thành công hay không. Thiếu những kế hoạch và nghiên cứu là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm những nhà kinh doanh bị thất bại trong những năm đầu của quá trình hoạt động. Và nếu bạn dành thời gian để viết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu, thì tỷ lệ thất bại sẽ giảm đi đáng kể.

BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều người cảm thấy khó khi bắt tay vào viết một kế hoạch kinh doanh. Họ thường đặt ra nhiều câu hỏi như: Khi nào nên bắt đầu? Nên chi tiết như thế nào? Dài bao nhiêu?…

Trước khi viết, bạn hãy liệt kê những câu hỏi tập trung vào mọi khía cạnh của việc bắt đầu kinh doanh và cố gắng trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng. Những câu trả lời này có thể sẽ dẫn đến những thông tin khác và những câu hỏi khác.

Độ dài cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Bản kế hoạch chỉ nên bao gồm những gì thật sự cần thiết để cung cấp đầy đủ thông tin. Có nhiều yếu tố quyết định đến độ dài của bản kế hoạch, phụ thuộc vào sự phức tạp của ý tưởng và đòi hỏi những nguồn tài chính tiềm năng. Một bản kế hoạch có thể dài 30 trang không bao gồm phụ lục.

Tham khảo:   Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

Bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về cách viết, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp, câu viết nên rõ ràng và chính xác. Quan trọng nhất, người viết nên sử dụng kiểu viết dễ hiểu nhất cho người thực hiện. Nên tránh sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc và khoa trương.

CẤU TRÚC CỦA MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH

Bản kế hoạch kinh doanh nên được viết một cách logic để người đọc có thể theo dõi và nắm được những gì họ có thể đọc tiếp theo. Dưới đây sẽ trình bày cấu trúc cơ bản nên có của một bản kế hoạch kinh doanh.

1. Trang bìa

Hãy tạo một trang bìa thật đơn giản, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax với mã vùng và địa chỉ email của công ty bạn. Tốt nhất là để hình ảnh sản phẩm hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ hãy để logo của bạn lên trang bìa.

2. Mục lục

Mục lục rất quan trọng vì nó giúp người đọc có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường khi soạn bản kế hoạch kinh doanh, chúng ta không mấy chú ý đến phần này, hoặc nếu có làm thì cũng làm sơ sài và hay quên đánh số trang.

3. Tóm tắt dự án

Phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ được trình bày một cách thuyết phục trong hai trang giấy. Hầu hết những nhà kinh doanh thành công đều có những bản tóm tắt rõ ràng và súc tích về những nội dung kinh doanh cơ bản của họ. Nếu một người cảm thấy khó có thể nói chính xác những dự định mà họ sẽ làm, đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa xác định một cách chính xác mục tiêu cũng như chưa sẵn sàng tham gia vào công việc.

4. Kế hoạch quản lý và tổ chức

Một trong những việc quan trọng nhất là tổ chức: Ai sẽ làm tốt những công việc được mô tả trong bản kế hoạch, ai sẽ là người quản lý đội, nhóm? Thành công của dự án phần lớn là từ người khởi đầu. Nhưng họ sẽ không làm một mình mà cần nhiều người tham gia vào dự án. Và họ phải tự tin rằng người quản lý được chọn có thể làm được những điều mà người kinh doanh dự định. Bạn cũng cần phải suy nghĩ đến vấn đề này trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bằng việc phác thảo rõ ràng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

Tham khảo:   Kế hoạch kinh doanh tích hợp (IBP) - xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp

5. Kế hoạch sản phẩm/dịch vụ

Sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh cũng phải được đề cập đến trong bản kế hoạch. Nên giải thích những chi tiết của sản phẩm, tuy nhiên nên tránh sa đà vào những thông tin chi tiết về kỹ thuật. Những thông tin này có thể cung cấp trong phần phụ lục của kế hoạch kinh doanh. Trong phần này bạn cũng cần phải khẳng định được sản phẩm hay dịch vụ của mình khả thi và sẵn sàng để kinh doanh.

6. Kế hoạch marketing

Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên viết một cách chi tiết và chính xác những gì mà công ty sẽ làm để bán sản phẩm của mình. Kế hoạch marketing nên bao gồm:

  • Mục tiêu marketing là gì?
  • Kế hoạch tổng quát để đưa sản phẩm ra thị trường;
  • Ai là khách hàng mục tiêu?
  • Phân khúc thị trường nào công ty sẽ phục vụ?
  • Công ty sẽ sử dụng kênh phân phối nào? Đây là phần rất quan trọng bởi vì phân phối là trở ngại chính để sản phẩm đi đến thị trường.
  • Ai sẽ là người cung cấp hàng hóa ra ngoài?
  • Kế hoạch xúc tiến cho hoạt động kinh doanh là gì? Quảng cáo, quan hệ công chúng, hội chợ thương mại và những hoạt động khác cũng phải được lên kế hoạch.
  • Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh? Đây là điều quan trọng để nhận biết một cách chính xác những công ty mới sẽ cạnh tranh với mỗi đối thủ như thế nào.
  • Thị trường sẽ trả bao nhiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty?
  • Giá trị gia tăng gì công ty dành cho khách hàng?

7. Kế hoạch tài chính

Bạn không thể có được kế hoạch tài chính khi tất cả những kế hoạch khác chưa được trình bày rõ ràng vì tổng số tiền phải dựa trên những kế hoạch mà bạn dự định làm. Trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải dự đoán được bao nhiêu tiền sẽ cần để đầu tư. Bạn cần phải hoạch định tài chính cho từng giai đoạn phát triển của công ty từ ý tưởng, bắt đầu, phát triển đến bão hòa và giai đoạn cuối là sáng kiến mới hay suy thoái.

Tham khảo:   Bảng kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

8. Kế hoạch hệ thống quản lý và điều hành

Những nhà kinh doanh mới phải hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống quản lý và điều hành để chắc chắn rằng mọi việc phải được diễn ra như dự tính. Khi một công ty nhận đơn đặt hàng, nó cần sự vận động của tất cả các hoạt động. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên trình bày mình sẽ thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý và điều hành nên như thế nào.

9. Kế hoạch phát triển

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty bạn nên tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh. Vì thế cần phải dự đoán và hoạch định những sản phẩm/dịch vụ nào có khả năng mở rộng? Những thị trường nào khác sẽ phục vụ? Hoặc bạn định mở thêm văn phòng, chi nhánh ở đâu?

10. Phụ lục

Tất cả những tài liệu hỗ trợ nên để ở phần phụ lục để kế hoạch kinh doanh trở nên gọn gàng. Phụ lục có chiều dài dựa trên tổng số thông tin chi tiết cần có để hỗ trợ cho kế hoạch kinh doanh. Nếu phần phụ lục quá dài, có thể chia ra thành một tài liệu riêng. Nên có bản mục lục của phụ lục để có thể dễ dàng tìm những thông tin đặc biệt.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo