Kỹ năng lập kế hoạch, Lập kế hoạch chiến lược

Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

1. Để kiểm tra tính khả thi của ý tưởng kinh doanh: Viết một kế hoạch kinh doanh là cách tốt nhất để kiểm tra ý tưởng kinh doanh để bắt đầu nên một doanh nghiệp có thực sự khả thi hay không, những phân tích, các bước để vận hành công việc sẽ giúp bạn sớm nhận ra điều đó mà không chịu phí tổn nào như việc đi ra ngoài và làm việc đó. Vậy nên các kế hoạch kinh doanh như là lưới an toàn của bạn; viết một kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc nhờ lường trước được những khó khăn phải trải qua và có sự chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần để đón nhận. Những ai làm việc dựa trên những bản kế hoạch chi tiết rõ ràng này đều thừa nhận rằng công việc sẽ trôi chảy, thuận lợi và chuyên nghiệp hơn nhiều so với không có hay làm việc tự phát. Bạn cũng sẽ không bị bỏ xót công việc, dễ dàng rà soát và kiểm tra tiến độ làm việc của nhân viên.

Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

Vì sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

2. Để cung cấp cho doanh nghiệp mới của bạn cơ hội tốt nhất có thể thành công: Viết một kế hoạch kinh doanhsẽ đảm bảo rằng bạn phải quan tâm đến cả hai mục tiêu hoạt động và tài chính rộng lớn của mình, đặc biệt là các thông tin chi tiết, chẳng hạn như ngân sách và lập kế hoạch thị trường. Dành thời gian để làm việc thông qua lộ trình và các bước đã đề ra trong kế hoạch kinh doanh sẽ làm cho giai đoạn khởi động mượt mà hơn và ít xảy ra những vấn đề không lường.

3. Để đảm bảo kinh phí, chẳng hạn như các khoản vay ngân hàng: Bạn sẽ cần cả hai loại đó là vốn điều hành và vốn khởi động để bắt đầu một doanh nghiệp mới và bạn không có hy vọng nhận được bất kỳ tiền từ các tổ chức tài chính được thành lập như ngân hàng mà không có một kế hoạch kinh doanh phát triển thực sự tuyết phục. Việc thành lập doanh nghiệp thường cần vốn ban đầu để làm những việc như mua thiết bị mới hoặc tài sản, hoặc vì suy thoái của thị trường. Một kế hoạch kinh doanh tốt có thể mang đến cho bạn một cơ hội tốt hơn để nhận được số tiền bạn cần để ổn định hay mở rộng công ty.

4. Kế hoạch kinh doanh đảm bảo  thực hiện kế hoạch quản lý hiệu quả: Một kế hoạch kinh doanh là cần thiết nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu một doanh nghiệp, nhưng nó cũng là một công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp thành lập. Một công việc kinh doanh khả thi phải có tính năng động, chịu thay đổi và biết cách phát triển. Kế hoạch kinh doanh ban đầu của công ty cần phải được sửa đổi và thực hiện như mục tiêu mới được thiết lập. Xem xét các kế hoạch kinh doanh cũng có thể giúp bạn nhìn thấy các mục tiêu được hoàn thành hay chưa, những thay đổi cần phải được thực hiện, hoặc những xu hướng giúp công ty tăng trưởng mà bạn nên áp dụng.

Tham khảo:   3 Nhân Tố Chính Giúp Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Thành Công

5. Kế hoạch kinh doanh có thể thu hút các nhà đầu tư: Bạn muốn cửa hàng của bạn có khả năng thu hút các nhà đầu tư thiên thần, bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc. Một bài thuyết trình có thể khiêu gợi quan tâm của họ, nhưng họ sẽ cần một tài liệu chính thức có khả năng thuyết phục để họ có thể mang về và nghiên cứu trước khi họ sẽ được chuẩn bị trước khi thực hiện bất kỳ cam kết đầu tư.

6. Bạn muốn bắt đầu kinh doanh: Những người viết và thực hiện kế hoạch kinh doanh là những doanh nhân đang tìm kiếm ngân quỹ để khởi nghiệp kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu từ bản kế hoạch này để thuyết phục những nhà đầu tư đổ tiền vào ý tưởng hoặc công việc của họ.

7. Bạn sở hữu một doanh nghiệp và đang tìm kiếm sự hỗ trợ: Bên cạnh việc thu hút đầu tư tài chính, rất nhiều bản kế hoạch được viết và phục vụ cho các công ty đã khởi nghiệp từ lâu nhưng chưa đạt được sự bứt phá về doanh thu. Trong vùng trũng phát triển này, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục điều chỉnh và sử dụng các kế hoạch khác nhau giúp họ tìm ra hướng thu hút ngân sách phát triển. Những nhà quản lý, điều hành cảm thấy sự cần thiết của bản kế hoạch giúp sắp xếp và quản lý sự phát triển của công việc kinh doanh, điều hướng tầm nhìn và sứ mệnh cũng như tương lai của doanh nghiệp, khả năng thu hút khách hàng, hợp tác với nhà cung cấp hoặc các công việc cần thiết khác. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn trước hướng phát triển của shop mình, đừng ngại ngần viết ra kế hoạch kinh doanh sắp tới. Một bản kế hoạch kinh doanh có thể định hướng bước tiếp theo trong chu trình phát triển của công việc kinh doanh.

8. Bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của mỗi người, đó có thể là quy mô, vị trí và thậm chí là lý do ra đời của ý tưởng. Bạn có thể xác định những thành phần ảnh hưởng trong kinh doanh thông qua sự hỗ trợ của kế hoạch kinh doanh. Không chỉ là những con số và trang giấy, bản kế hoạch còn là nguồn định hướng và dẫn dắt bạn đi qua những khía cạnh cần thiết khi muốn kinh doanh từ ý tưởng

Tham khảo:   Kế hoạch sản xuất là gì

9. Bạn muốn dự đoán tương lai: Thật là không trung thực nếu nói rằng một bản kế hoạch kinh doanh không thể dự đoán được tương lai. Mặc dù việc dự đoán tương lại hoặc xu hướng mới là điều rất khó khăn, thậm chí với những công nghệ tiên tiến như hiện nay, các nhà dự báo thời tiết cũng chỉ có thể dự đoán tối đa thời tiết trong 3 ngày sắp tới. Tuy nhiên, điều tốt nhất bạn có thể làm là viết một kế hoạch trong đó bạn sẽ dự tính những kịch bản hoặc trường hợp có thể xảy ra dựa trên những số liệu hệ thống và suy luận logic. Bạn sẽ sử dụng các kết quả khảo sát, doanh số bán hàng, xu hướng thị trường và phân tích đối thủ để đưa ra dự đoán về sự phát triển của doanh nghiệp mình trong tương lai gần. Ở một khía cạnh nào đó, bạn sẽ tự tạo tương lai cho mình,và điều này sẽ tạo cho bạn rất nhiều cơ hội phát triển và đi đầu trong thị trường chứ không phải dự đoán và chạy theo xu thế. Bạn sẽ không bao giờ làm chủ doanh nghiệp triệu đô trong 10 năm nữa nếu hiện tại bạn chỉ đang bắt đầu và cố gắng điều hành công việc kinh doanh gia đình nhỏ lẻ. Quyết định dựa trên các số liệu của ngày hôm nay sẽ là tương lai ngày sau của bạn.

10. Bạn muốn tạo lợi thế khi đàm phán : Một bản kế hoạch kinh doanh không phải là lời hứa đảm bảo rằng bạn sẽ thu hút được tất cả các nguồn tài chính cần thiết tại mọi thời điểm, đặc biệt là vào lúc khởi nghiệp. Cho dù bạn đã thành công trong việc tìm kiếm và đàm phán với nhà đầu tư, bạn sẽ phải lựa chọn nhượng bộ và thay đổi nhất định trong việc kinh doanh. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa những thứ bạn phải từ bỏ, ví dụ như quyền sở hữu hoặc điều hành, để đạt được mức ngân sách hỗ trợ.

Dưới một góc độ nào đó, một bản kế hoạch kinh doanh dùng để tìm kiếm ngân sách là một phần trong việc đàm phán giữa bạn và nhà đầu tư. Những phần trong kế hoạch được dùng để mô tả nhu cầu tài chính có thể coi là mức chi phí ban đầu để thỏa thuận trong khi đàm phán. Một mức chi phí cụ thể và rõ ràng. Với khả năng tính toán chi phí cần thiết để bắt đầu hoặc duy trì công việc kinh doanh, bạn đã có trong tay lợi thế nhất định khi đàm phán với nhà đầu tư. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn không chỉ đưa ra con số cần thiết mà còn cả cách phân bổ, dự đoán sử dụng và những hình thức sử dụng hợp lý. Xuyên suốt quá trình đàm phán, mức chi phí này có thể bị thay đổi, nhà đầu tư sẽ muốn giảm xuống trong khi bạn muốn duy trì hoặc tăng thêm vốn thì mức chi phí ban đầu chính là cơ sở để bạn thuyết phục họ. Dù bạn thuyết phục nhà đầu tư là những ngân hàng lớn hay chính  bạn bè, người thân của mình, hãy nhớ rằng, một bản kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết để bạn thành công trong việc đàm phán.

Tham khảo:   9 Bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Dù bạn bán hàng online hay truyền thống, dù quy mô nhỏ hay lớn, kế hoạch kinh doanh không chỉ là những con số và trang giấy, đó chính là định hướng, cách phân bổ và quản lý của bạn đối với công việc kinh doanh của mình. Do đó, nếu chưa có kế hoạch cho mình, bạn hãy bắt đầu ngay hôm nay hoặc điều chỉnh bản kế hoạch bạn đang có để có hướng phát triển hiệu quả cho ý tưởng kinh doanh của mình.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo