Lập kế hoạch chiến lược

Hướng dẫn chi tiết lập kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là công cụ quản trị quan trọng của các công ty, nó bao gồm tất cả thông tin, chiến lược và hoạch định tương lai của doanh nghiệp, nó đưa ra cho doanh nghiệp định hướng rõ ràng về hoạt động sản xuất và kinh doanh, những phân tích về thị trường, đối thủ…, các chiến lược khoa học để tạo thành 1 kế hoạch hoàn thiện hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra mọi quyết định họat động kinh doanh. Tại Mỹ hơn 95% doanh nghiệp đều có kế hoạch kinh doanh nhưng tại Việt Nam số lượng doanh nghiệp có bảng kế hoạch kinh doanh rất ít. Điều này có nhiều lý do: nhận thức của lãnh đạo, thiếu nhân lực triển khai, có kế hoạch nhưng chưa chuyên nghiệp…

2. Kế hoạch kinh doanh dùng để làm gì?
Kế hoạch kinh doanh ban đầu được lập để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời gian từ 3 đến 5 năm nhưng theo thời gian kế hoạch kinh doanh được dùng cho những mục đích khác nhau. Về phân loại, mục đích lập kế hoạch kinh doanh thành 2 hướng:

Đối nội: bản kế hoạch này thường được dùng cho các mục tiêu nội bộ của doanh nghiệp như:

  • Cung cấp cho thành viên trong công ty tầm nhìn của doanh nghiệp nhằm hướng doanh nghiệp đến 1 mục tiêu chung.
  • Định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong 1 thời gian.
  • Phương pháp triển khai kế hoạch trong từng giai đoạn.

Đối ngoại: thường được dùng cho các mục tiêu mang tính chất ngoại giao của doanh nghiệp như:

  • Hợp tác kinh doanh: để kêu gọi được các đối tác lớn tham gia vào doanh nghiệp hoặc dự án, thì doanh nghiệp phải chứng minh được tính chuyên nghiệp, nghiêm túc và định hướng rõ ràng của mình.
  • Thuyết phục khách hàng.
  • Kêu gọi góp vốn, kêu gọi đầu tư, vay vốn ngân hàng.
  • Ký kết hợp đồng.
  • Xin cấp phép đầu tư hoặc cấp phép thực hiện dự án.
Tham khảo:   6 Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Có những kế hoạch được thực hiện để đáp ứng cả 2 mục tiêu đối nội và đối ngoại.

Do tính chất riêng biệt nên những bán kế hoạch đối ngoại có thể được thay đổi hoặc rút gọn 1 số phần nhằm bảo mật thông tin, tăng tính thuyết phục hoặc đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ
Để lập được 1 bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả thì cần phải có đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết.

1. Thu thập thông tin
Các thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch kinh doanh bao gồm:

  • Thông tin về việc lập kế hoạch: lập kế hoạch để làm gì? Các yêu cầu cần đạt được của bản kế hoạch? Lập kế hoạch trong thời gian bao lâu?
  • Năng lực triển khai dự án của đơn vị chủ quản: năng lực của chủ doanh nghiệp? năng lực của đội ngũ nhân sự? trình độ sản xuất? khả năng nắm bắt công nghệ?…
  • Mô hình kinh doanh: mô hình kinh doanh của công ty là gì? Mô hình này có thể triển khai dễ dàng không?…
  • Định hướng hoạt động: công ty sẽ có vị trí nào trong tương lai? Tại sao sự tồn tại của công ty lại cần thiết? làm thế nào công ty có thể tồn tại trong ngành? Những mục tiêu, chiến lược trong từng giai đoạn của doanh nghiệp?…
  • Thông tin về doanh nghiệp: tên, địa chỉ, email, điện thoại, fax, người đại diện…
  • Thông tin về sản phẩm dịch vụ: sản phẩm dịch vụ của công ty là gì? Có gì đặc biệt không? Xuất xứ nguồn gốc sản phẩm?…
  • Tình hình vĩ mô: kinh tế, văn hóa, chính trị pháp luật, nhân khẩu, công nghệ…
  • Tình hình ngành: qui mô của ngành, phân khúc, đối thủ cạnh tranh…
  • Kế hoạch sản xuất: tài nguyên, nhân lực, tài chính, công nghệ, mục tiêu…
  • Kế hoạch marketing: thị trường mục tiêu, thương hiệu, website…
  • Kế hoạch bán hàng: mục tiêu, kênh phân phối, chương trình bán hàng…
  • Kế hoạch nhân sự: sơ đồ tổ chức, chiến lược nhân sự, văn hóa doanh nghiệp…
  • Kế hoạch tài chính: chiến lược, giả định, điểm hòa vốn,
  • Quản trị rủi ro: các yếu tố rủi ro chính, tần xuất và cường độ, giải pháp…
Tham khảo:   Kế hoạch kinh doanh tích hợp (IBP) - xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp

2. Thu thập tài liệu
Các tài liệu được chuẩn bị càng đầy đủ chi tiết thì kế hoạch sẽ càng chuyên nghiệp. Các tiều liệu cần thiết bao gồm:

  • Các tài liệu xác thực thông tin doanh nghiệp hoặc dự án: giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập, giấy phép đầu tư…
  • Các hình ảnh tư liệu.
  • Các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ bán hàng, marketing, sản xuất…
  • Các tài liệu chuyên ngành.
  • Báo cáo phân tích ngành.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
  • Tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Các tài liệu khác mà có thể giúp người lập kế hoạch hiểu biết tốt hơn về dự án.

3. Thống nhất định hướng
Để kế hoạch kinh doanh được chuyên nghiệp, đáp ứng các yêu cầu đặt ra thì các bên liên quan phải thống nhất quan điểm và định hướng về:

  • Mục tiêu của kế hoạch.
  • Các định hướng quan trọng để đạt được mục tiêu.
  • Các giả định quan trọng.
  • Các hướng phát triển của kế hoạch.
  • Giải pháp triển khai.
  • Chi phí lập kế hoạch.
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo