26. Bất động sản

Khu vực nhạy cảm với môi trường (Environmentally Sensitive Area) là gì?

Khu vực nhạy cảm với môi trường (Environmentally Sensitive Area) (Nguồn: Pinterest)

Khu vực nhạy cảm với môi trường (Environmentally Sensitive Area)

Khu vực nhạy cảm với môi trường – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Environmentally Sensitive Area.

Khu vực nhạy cảm với môi trường là khu vực đất đai nào đó, thuộc phạm vi địa phương hay quốc tế nếu chứa đựng ý nghĩa đặc biệt, hoặc do hoạt động không được kiểm soát của con người có nguy cơ làm suy giảm dẫn đến phá hoại các giá trị của chúng, hoặc có tác động nguy hiểm đối với cuộc sống hay tài sản của con người. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

Qui trình bảo vệ khu vực nhạy cảm với môi trường

Khu vực nhạy cảm với môi trường là những vùng đất dễ bị tổn thương. Đó là đường ven bờ biển và hải đảo, hồ và các dòng chảy, các vùng đất ngập nước, các cấu trúc địa chất hiếm, các khu vực nhạy cảm sinh thái (ESA) như một vài loại sinh vật cảnh nào đó là nơi sinh sản hoặc là các điểm di trú, hoặc các khu vực có loài động thực vật quí hiếm. Đây là những vùng đất đòi hỏi phải được bảo vệ trước các hoạt động của con người. 

Tham khảo:   Tuy nen kĩ thuật (Utility Tunnel) là gì? Thiết kế, thi công tuy nen kĩ thuật

Đất nguy hiểm là các đồng bằng ngập lụt, các vùng dốc và không ổn định, các khu vực dễ bị trượt lở, những vùng có núi lửa hay động đất thường xuyên xảy ra. 

Con người trong vùng đất này phải được bảo vệ trước các hiểm họa tự nhiên. Các phương pháp phòng tránh hay thích ứng phải được áp dụng. 

Để có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những khu vực nhạy cảm môi trường này, người ta tiếp cận bằng qui trình qui hoạch quản lí. Ba bước cơ bản của qui trình này là:

1. Nhận dạng: Để nhận dạng ra các khu vực nhảy cảm với môi trường, người ta phải thiết lập được các chuẩn cứ thích hợp và đem đối chứng. Nó bao gồm các đặc trưng đủ để phân biệt ranh giới cho điều tra ngoài thực địa cũng như việc bảo vệ trước pháp luật, hành chính trong điều kiện hạn chế có thể.

2. Sự chấp thuận: Là mức độ được phép sử dụng một phần hay toàn phần khu vực có cam kết đảm bảo rằng việc sử dụng là “tương thích” với chức năng trong hiện tại cũng như lâu dài. Điều này phải được thực hiện bằng pháp luật, trong bối cảnh chính trị cũng như khuôn khổ thời gian.

Tham khảo:   Cộng đồng (Community) là gì? Trào lưu nghiên cứu cộng đồng đô thị

3. Quản lí: Là xây dựng hệ thống giám sát và điều chỉnh thích hợp để đảm bảo cho hoạt động lâu dài của con người trong khu vực mà không làm tổn hại tới giá trị của hệ thống thiên nhiên. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo