25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm toán tài sản cố định (Fixed asset audit) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: howsons.com.

Kiểm toán tài sản cố định (Fixed asset audit)

Kiểm toán tài sản cố định trong tiếng Anh là Fixed asset audit.

Kiểm toán tài sản cố định là việc kiểm tra tính trung thực và hợp lí của các khoản mục liên quan đến Kiểm toán tài sản cố định trên Báo cáo tài chính của một đơn vị.

Đặc điểm của tài sản cố định

– Tài sản cố định (TSCĐ) là một khoản mục có giá trị lớn và thường chiếm tỉ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán

– Số lượng TSCĐ không nhiều và từng loại thường có giá trị lớn

– Số lượng các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ trong năm thường ít

– Vấn đề khoá sổ cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn

– Chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính, chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh (nguyên giá và thời gian sử dụng)

Các khả năng sai phạm của kế toán tài sản cố định

– Ghi nhận các TSCĐ nhưng không có thật (các nghiệp vụ mua khống TSCĐ)

– Giá trị của các TSCĐ không được ghi nhận hợp lí

– Chi phí khấu hao tính toán và phân bổ không chính xác (sai sót số học hoặc cố tình tính cao hơn hoặc thấp hơn thực tế để điều chỉnh tổng chi phí của doanh nghiệp)

– Gian lận trong các nghiệp vụ thanh lí TSCĐ, đặc biệt là giá trị thanh lí

Tham khảo:   Chi phí dồn tích (Accrued Expense) là gì? Phương pháp kế toán phát sinh

– Phân biệt các cấp của chi phí trong sửa chữa/nâng cấp tài sản cố định

– Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước

– Sai sót do quên ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ

– Định khoản sai

– Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ

– Sai sót do trùng lặp

– Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán

Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ tài sản cố định

– Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm

– Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định

– Xây dựng một hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ

– Qui định về thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản

– Qui định về thủ tục thanh lí TSCĐ

– Qui định về phân biệt giữa chi phí sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

– Định kì tiến hành kiểm kê TSCĐ

– Qui định chặt chẽ về bảo vệ vật chất đối với TSCĐ

– Sử dụng máy tính hỗ trợ trong việc tính toán chi phí khấu hao

Nguồn số liệu để kiểm toán

– Các hợp đồng mua sắm TSCĐ, các chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ

– Các bảng tính và phân bổ khấu hao

– Các thẻ chi tiết, sổ chi tiết và sổ tổng hợp theo dõi ghi chép TSCĐ

– Các kế hoạch mua sắm và sử dụng TSCĐ

Tham khảo:   Kĩ thuật lấy xác nhận (Confirmation procedures) trong thu thập bằng chứng kiểm toán là gì?

Các nghiệp vụ khảo sát thông thường

– Mục tiêu hiện hữu

+ Xem xét các chứng từ gốc, sổ nhật kí, sổ cái TK 211, 213 đối với những TSCĐ có giá trị lớn

+ Đối chiếu chứng từ gốc và các sổ nêu trên

+ Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ với các sổ kế toán có liên quan

– Mục tiêu trọn vẹn

+ Đối chiếu hợp đồng, biên bản, các chứng từ có liên quan khác với sổ nhật kí

+ Đối chiếu giữa sổ nhật kí và sổ cái TSCĐ

– Mục tiêu quyền và nghĩa vụ

Xem xét các hợp đồng và các biên bản bàn giao TSCĐ

– Mục tiêu chính xác

+ Xem xét các chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm, nhượng bán và trích khấu hao TSCĐ

+ Đối chiếu chứng từ với sổ cái có liên quan

– Mục tiêu kịp thời

+ So sánh hợp đồng, biên bản và các chứng từ khác với ngày tháng ghi nghiệp vụ vào sổ kế toán

– Mục tiêu phân loại và trình bày

+ Đối chiếu chứng từ gốc với sổ cái từng tài khoản TSCĐ

+ Xem xét tính chính xác trong việc ghi sổ chi tiết, so sánh với các sổ tổng hợp tài khoản TSCĐ.

(Nguồn tham khảo: Bài giảng Kiểm toán tài chính, HV Công nghệ bưu chính viễn thông)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo