25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm tra kế toán là gì? Ý nghĩa và nội dung kiểm tra kế toán

Hình minh họa (Nguồn: klesia.fr)

Kiểm tra kế toán

Khái niệm

Kiểm tra kế toán trong tiếng Anh tạm dịch là: accounting checking.

Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán. 

Theo qui định hiện hành, đơn vị kế toán phải chịu sự kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. 

Các cơ quan quản lí có thẩm quyền gồm có: Chính Phủ; Bộ Tài chính; các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

Việc kiểm tra kế toán chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. Ngoài ra, đơn vị kế toán cũng có thể tự kiểm tra kế toán để không ngừng hoàn thiện công tác kế toán đơn vị. 

Ý nghĩa

Kiểm tra kế toán một mặt, giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kế toán, qua đó phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về kế toán gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp và những người có liên quan; 

Tham khảo:   Phương pháp Nhập sau, xuất trước (Last In, First Out - LIFO) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Mặt khác, giúp cho đơn vị được kiểm tra kế toán chấn chỉnh công tác kế toán, nhằm đảm bảo tuân thủ luật pháp, hiệu lực, hiệu quả và cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng và các quyết định quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.  

Như vậy, kiểm tra kế toán là hoạt động hết sức quan trọng đối với cả cơ quan chức năng của nhà nước cũng như bản thân các đơn vị kế toán. 

Thực hiện tốt công tác kiểm tra kế toán sẽ góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; góp phần vào việc không ngừng nâng cao tính hữu ích của thông tin kinh tế, tài chính do kế toán cung cấp đáp ứng các yêu cầu ra quyết định của các đối tượng sử dụng. 

Nội dung kiểm tra kế toán 

Theo qui định của Luật Kế toán hiện hành, nội dung kiểm tra kế toán trong doanh nghiệp gồm: 

– Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán;

– Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán;

Tham khảo:   Nguyên giá tài sản cố định là gì? Cách xác định nguyên giá

– Kiểm tra việc tổ chức quản lí và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán;

– Kiểm tra việc chấp hành các qui định khác của pháp luật về kế toán.

(Tài liệu tham khảo: Nguyên lí kế toán, PGS.TS. Nguyễn Khắc Hưng, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo