20. Kinh tế học

Kinh tế phát triển (Development Economics) là gì? Bản chất của kinh tế phát triển

Hình minh họa. Nguồn: marketbusinessnews.com

Kinh tế phát triển

Khái niệm

Kinh tế phát triển trong tiếng Anh là Development Economics.

Kinh tế phát triển là một nhánh của kinh tế học, tập trung vào việc cải thiện các điều kiện tài chính, kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển. 

Kinh tế phát triển xem xét các yếu tố như y tế, giáo dục, điều kiện làm việc, chính sách trong nước và quốc tế và điều kiện thị trường với trọng tâm là cải thiện điều kiện ở các nước nghèo nhất thế giới.

Lĩnh vực này cũng xem xét cả các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô liên quan đến cấu trúc của các nền kinh tế đang phát triển, cũng như tăng trưởng kinh tế trong nước và quốc tế. Kinh tế vĩ mô đề cập đến các yếu tố có ảnh hưởng rộng như lãi suất, trong khi kinh tế vi mô liên quan đến các ảnh hưởng cá nhân.

Bản chất của kinh tế phát triển

Kinh tế phát triển nghiên cứu sự chuyển đổi của các quốc gia mới nổi thành các quốc gia thịnh vượng hơn. Các chiến lược để chuyển đổi một nền kinh tế đang phát triển thường mang tính độc nhất vì nền tảng xã hội và chính trị của các quốc gia có thể khác biệt nhau rất lớn.

Tham khảo:   Thị trường ngoại tệ (Foreign currency market) là gì? Qui định về thị trường ngoại tệ

Sinh viên kinh tế và các nhà kinh tế học chuyên nghiệp tạo ra các lí thuyết và phương pháp hướng dẫn việc xác định các chính sách nào có thể được thực hiện và triển khai ở cấp quốc gia và quốc tế.

Một số khía cạnh của kinh tế phát triển bao gồm: xác định mức độ tăng trưởng dân số nhanh gây cản trở cho sự phát triển, sự chuyển đổi cơ cấu của các nền kinh tế, vai trò của giáo dục và chăm sóc sức khỏe đối với sự phát triển.

Kinh tế phát triển cũng bao gồm thương mại quốc tế và toàn cầu hóa, phát triển bền vững, ảnh hưởng của dịch bệnh như HIV, và tác động của thảm họa đối với sự phát triển kinh tế và con người.

Một số ví dụ về kinh tế phát triển

Chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là một lí thuyết kinh tế giữ vai trò thống trị ở châu Âu từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 18. Lí thuyết này thúc đẩy tăng cường sức mạnh nhà nước bằng cách giảm tiếp xúc với các cường quốc đối thủ, ủng hộ các qui định của chính phủ cấm các thuộc địa giao dịch với các quốc gia khác, xây dựng thị trường độc quyền bằng các cảng chính.

Tham khảo:   Hiệp hội Các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là gì?

Chủ nghĩa dân tộc kinh tế

Chủ nghĩa dân tộc kinh tế bao hàm các chính sách tập trung vào kiểm soát trong nước đối với sự hình thành vốn, nền kinh tế và lao động bằng cách sử dụng thuế quan hoặc các rào cản khác. 

Những người theo chủ nghĩa dân tộc kinh tế thường không đồng tình với toàn cầu hóa và thương mại tự do.

Một số lí thuyết nổi bật khác bao gồm lí thuyết thay đổi cơ cấu, lí thuyết phụ thuộc quốc tế và lí thuyết kinh tế học tân cổ điển.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo