20. Kinh tế học

Lí thuyết của Hotelling (Hotelling’s Theory) là gì?

Hình minh họa

Lí thuyết của Hotelling

Khái niệm

Lí thuyết của Hotelling còn được gọi là Qui luật của Hotelling, trong tiếng Anh là Hotelling’s Theory hoặc Hotelling’s Rule.

Lí thuyết của Hotelling phát biểu rằng chủ sở hữu các tài nguyên không tái tạo sẽ chỉ tiến hành hoạt động khai thác nếu lợi suất họ thu được từ việc bán tài nguyên cao hơn lợi suất từ các công cụ tài chính có sẵn, cụ thể là chứng khoán kho bạc hoặc các chứng khoán trả lãi tương tự.

Lí thuyết này cho rằng thị trường là hiệu quả và chủ sở hữu của các tài nguyên không tái tạo được thúc đẩy bởi lợi nhuận. Lí thuyết của Hotelling được các nhà kinh tế sử dụng để cố gắng dự đoán giá dầu và các tài nguyên không thể tái tạo khác, dựa trên lãi suất hiện hành. 

Lí thuyết của Hotelling được đặt theo tên của nhà thống kê người Mỹ Harold Hotelling.

Nội dung lí thuyết của Hotelling 

Lí thuyết của Hotelling được đưa ra nhằm nỗ lực giải thích quyết định của chủ sở hữu tài nguyên không tái tạo trong hai lựa chọn: giữ tài nguyên trong lòng đất và hi vọng giá sẽ tăng trong năm tới, hay khai thác và bán tài nguyên đi rồi đầu tư số tiền thu được vào chứng khoán sinh lãi (ví dụ như trái phiếu).

Tham khảo:   Hội Làm vườn Việt Nam (Vietnam Gardening Association - VACVINA) là gì?

Thử xem xét chủ sở hữu một mỏ quặng sắt. Nếu anh ta kì vọng giá quặng sắt sẽ tăng 10% trong 12 tháng tới và lãi suất thực tế hiện tại mà anh ta có thể thu được chỉ là 5% một năm, anh ta sẽ lựa chọn không khai thác quặng sắt. Lí thuyết này bỏ qua chi phí khai thác.

Ngược lại, nếu kì vọng quặng sắt tăng giá 5% và lãi suất thực là 10%, anh ta sẽ cho đào nó lên, bán đi và lấy tiền đầu tư tiền để thu được lãi suất 10%. Anh ta sẽ bàng quan nếu giá tài nguyên tăng 5% và lãi suất một năm cũng là 5%.

Lí thuyết và thực tiễn

Về lí thuyết thì tốc độ tăng giá của các tài nguyên không tái tạo như dầu, đồng, than, quặng sắt, kẽm, niken, v.v. sẽ bằng hoặc gần bằng với tốc độ tăng của lãi suất thực. Nhưng trong thực tế, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis đã kết luận trong một nghiên cứu năm 2014 rằng lí thuyết của Hotelling không đúng. 

Tốc độ tăng giá của tất cả các hàng hóa cơ bản được các tác giả bài nghiên cứu xem xét đều thấp hơn lãi suất trung bình hàng năm của chứng khoán kho bạc Mỹ. Họ cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt là do chi phí khai thác. 

Tham khảo:   Lạm phát (Inflation) là gì? Nguyên nhân gây ra lạm phát

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo