24. Kinh doanh thương mại

Mức thuế trần (Bindding Tariffs) là gì?

Mức thuế trần (Bindding Tariffs) (Nguồn: abbreviations)

 Mức thuế trần (Bindding Tariffs)

 Mức thuế trần – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bindding Tariffs.

Các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơn giản là những barem về thuế quan, mà đó phải được hiểu là mức thuế trần. Mức thuế trần chính là cam kết không tăng thuế vượt qua một mức nào đó. (Theo World Trade Organization – WTO)

Mức thuế trần được qui định tại hội nghị GATT-94

Tại các nước trên thế giới, mức thuế trần thường là mức thuế đang được áp dụng trên thực tế. Còn đa phần các nước đang phát triển thì lại đặt mức thuế trần cao hơn một chút so với các mức đang áp dụng.

Các nước phát triển đã gia tăng mức thuế trần đối với hầu hết các dòng thuế. từ 78% lên đến 99% số dòng thuế có mức “thuế trần”. Các nền kinh tế đang phát triển cũng tăng không kém, từ mức 21% lên 73%. Các nền kinh tế đang chuyển đổi có mức đầu tư tăng từ 73% lên 98%. Như vậy, đối với các doanh nhân và nhà đầu tư, thị trường đã trở nên an toàn hơn nhiều.

Tham khảo:   Quyền thương mại (Commercial Rights) là gì?

Kết quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay (là một loạt các cuộc đàm phán thương mại nối tiếp nhau từ tháng 9 năm 1986 cho đến tháng 4 năm 1994 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) chính là 22.500 trang danh mục cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa cụ thể, nhất là các cam kết giảm thuế và xác định mức thuế trần đối với nhập khẩu hàng hóa. 

Trong một số trường hợp, thuế quan được giảm xuống còn không, đồng thời có thêm rất nhiều mức thuế trần

Một nước có thể phá bỏ cam kết, tức là nâng thuế quan cao hơn mức thuế trần, nhưng không phải là dễ. Để làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc phải bù đắp thiệt hại về cơ hội thương mại mà các đối tác phải gánh chịu.

Theo GATT-94, các nước phát triển chấp thuận giảm từng bước phần lớn thuế quan trong vòng năm năm kể từ ngày 1/1/1995. Kết quả là thuế nhập khẩu đối với sản phẩm công nghiệp vào các nước này đã giảm 40%, từ trung bình 6,3% xuống còn 3,8%. Đồng thời, giá trị các sản phẩm công nghiệp được nhập vào các nước phát triển không phải chịu thuế tăng mạnh, từ mức 20% lên 44%. 

Tham khảo:   Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (APEC Business Advisory Coucil - ABAC) là gì?

Tỉ lệ các sản phẩm nhập khẩu vào các nước phát triển phải chịu thuế suất cao hơn 15% sẽ giảm từ 7% xuống còn 5%. Tỉ lệ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển sang các nước phát triển phải chịu thuế suất cao trên 15% sẽ giảm từ mức 9% xuống còn 5%. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại thế giới, NXB Chính trị quốc gia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo