32. Kiến thức kinh tế

NAFTA là gì? Nội dung và vai trò của NAFTA

Chắc chắn đã không ít lần mọi người nghe về Hiệp định NAFTA trong lĩnh vực thương mại sản xuất hàng hóa. Cùng tìm hiểu NAFTA là gì thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các điều luật liên quan đến mậu dịch ở các khu vực trên thế giới nhé.

NAFTA là gì?

“NAFTA là từ viết tắt của cụm North American Free Trade Agreement – Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ.”

Hiệp định này được ký kết vào ngày 12 tháng 8 năm 1993, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994 giữa 3 quốc gia là Canada, Mỹ và Mexico. Hiệp định được coi là nền tảng cho sự thống nhất về mặt chính trị và kinh tế của 3 quốc gia này. Tuy nhiên, bên trong nội tại giữa các thành viên trong hiệp định đang xảy ra những mâu thuẫn và đe dọa đến sự thành công của kế hoạch tương lai.

Những nội dung chủ yếu của NAFTA là gì?

Hiệp định NAFTA loại bỏ những quy tắc nghiêm ngặt được đề ra trước đó đối với một số rào cản thương mại cũng như đầu tư. Đầu tư nước ngoài, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, sở hữu trí tuệ… nói chung tất cả đều được quy định rõ ràng trong hiệp định để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên. Những nội dung chủ yếu của Hiệp định bao gồm:

–       Tiến hành mở cửa cho các cơ chế mua sắm chính phủ đối với các doanh nghiệp ở cả ba quốc gia;

–       Loại bỏ những hạn chế về các hạng mục đầu tư nước ngoài (trừ một số ít lĩnh vực bị hạn chế do các bên xác định);

–       Loại bỏ những hàng rào ngăn cản thương mại của các công ty dịch vụ nói chung hoạt động xuyên biên giới các nước Bắc Mỹ và bao gồm các lĩnh vực chủ chốt như dịch vụ tài chính, dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ vận chuyển,…

–       Quy định các nguyên tắc toàn diện để bảo hộ IPRs. Quy định ba cơ chế giải quyết tranh chấp đã được thông qua, đó là: (1) tranh chấp giữa chính phủ với chính phủ; (2) tranh chấp giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài; và (3) tranh chấp về các biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp giữa các quốc gia có nền kinh tế liên kết.

Tham khảo:   Fair Trade là gì, nguyên tắc hoạt động ra sao?

Vai trò của NAFTA

NAFTA được coi là một trong số những mô hình FTA – Free Trade Agreement xuất hiện sớm nhất và trở thành khuôn mẫu cho các hiệp định mậu dịch tự do toàn diện sau này. Vai trò của NAFTA không chỉ dừng lại ở việc tự do hóa thương mại và hội nhập đối với hàng hóa, mà còn cả về dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ,… Quan trọng hơn hết, nó xóa bỏ rào cản kinh tế giữa các quốc gia dù đó có là quốc gia phát triển hay đang phát triển.

Tính tự do hóa cao của NAFTA đã tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường cho các quốc gia xuất khẩu. Thuế quan đã được loại bỏ hoàn toàn trong thời gian 15 năm (chỉ còn một số thuế quan với các sản phẩm nông sản giữa Canada và Hoa Kỳ). Bên cạnh đó, một số cam kết quan trọng trong hiệp định NAFTA còn giúp thúc đẩy đầu tư và thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.

Một vai trò không thể bỏ qua của hiệp định NAFTA khi tìm hiểu NAFTA là gì, đó chính là cơ chế giải quyết tranh chấp được sử dụng cho đến hiện nay. Những phán quyết được tuyên bố công khai khi giải quyết tranh chấp đã đóng góp vô cùng quan trọng cho án lệ của các bộ luật thương mại quốc tế nói chung.

Tự do hóa thương mại trong NAFTA là gì?

Tự do hóa thương mại hàng hóa

Yếu tố then chốt của các quá trình xây dựng hiệp định tự do mậu dịch chính là giảm hoặc loại bỏ hẳn thuế quan đối với hàng hóa buôn bán giữa các bên. Những nhà đàm phán FTA phải thương lượng để xử lý thuế quan với mỗi sản phẩm, có thể bỏ thuế cho mặt hàng nào, giảm thuế cho sản phẩm nào,…

Tự do hóa thương mại hàng hóa trong NAFTA đưa ra những cam kết chắc chắn về việc loại bỏ thuế quan với hầu hết các sản phẩm được trao đổi, mua bán giữa 3 nước. Các ngành hàng nông sản, thực phẩm, công nghiệp,… đều được giảm hoặc cắt bỏ thuế tùy vào những quy định cụ thể trong hiệp định. Dù ít hay nhiều, điều này cũng làm tăng thêm khả năng hội nhập khu vực và sự cạnh tranh của các ngành nghề nói chung ở khu vực Bắc Mỹ.

Tham khảo:   Định giá động dynamic pricing là gì, ưu nhược điểm ra sao?

Tự do hóa thương mại dịch vụ

Bên cạnh tự do thương mại hàng hóa thì tự do thương mại dịch vụ cũng là mục quan trọng trong hiệp định NAFTA. Trong điều khoản quy định về tự do hóa thương mại dịch vụ có đoạn:

“Cung ứng dịch vụ qua biên giới hay thương mại dịch vụ qua biên giới có nghĩa là cung ứng một dịch vụ:

(a) Từ lãnh thổ của một bên vào lãnh thổ của một bên khác;

(b) Trong lãnh thổ của một bên bởi một người của bên đó cho một người của một bên khác;

(c) Bởi công dân của một bên trong lãnh thổ của một bên khác.”

Theo định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng việc cung ứng dịch vụ từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác cũng sẽ được hạn chế rào cản. Các chính phủ được phép yêu cầu những nhà cung ứng dịch vụ của các bên trong NAFTA phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền ở cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, nơi thực hiện dịch vụ. Tuy nhiên, chính phủ của các bên NAFTA không bắt buộc phải cấp giấy phép tại nước của họ để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hội nhập.

Trên thực tế, Hiệp định NAFTA đã thành công trong việc tự do hóa thương mại hàng hóa cũng như dịch vụ hay đầu tư giữa Canada, Mexico và Mỹ. Trong một số trường hợp thì hiệp định đã làm tăng thêm giao dịch thương mại và tăng cường hội nhập kinh tế của ba nước thành viên dù vẫn có một số tồn tại nhất định.

Song, theo tổng thể về việc thực hiện NAFTA cũng đủ để cho thấy các quốc gia Bắc Mỹ đã chung tay xây dựng nên một FTA hữu ích thực sự. Họ có đủ tham vọng để đem lại lợi ích cho những nước phát triển và một tầm nhìn về thế giới tự do thương mại toàn diện hơn.

Ảnh hưởng của hiệp định NAFTA đối với sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam

Không thể phủ nhận rằng, hiệp định NAFTA ra đời đã thay đổi không ít thị phần của các tổ chức kinh tế tại thị trường NAFTA. Điều này bắt buộc các nước bên ngoài khối phải cạnh tranh, chủ động mở của thị trường và tạo nên một động lực phát triển mới đối với kinh tế thế giới nói chung.

Tham khảo:   Phòng Tài chính kế hoạch tiếng Anh là gì?

Việt Nam đang nỗ lực trong việc duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ trao đổi kinh tế thương mại với các nước khác, trong đó có khối NAFTA. Với sự phát triển vượt bậc trong công nghiệp cũng như năng lực khoa học công nghệ cực lớn, đây chính là thị trường tiềm năng cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam.

Mong rằng những thông tin trên đây về NAFTA là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nội dung liên quan đến ý nghĩa khái niệm, vai trò cũng như tác động của NAFTA đối với sự phát triển kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Pha Lê

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo