20. Kinh tế học

Nền kinh tế giản đơn (Simple Economy) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Youtube

Nền kinh tế giản đơn (Simple Economy)

Định nghĩa

Nền kinh tế giản đơn trong tiếng Anh gọi là Simple Economy. Đó là nền kinh tế chỉ bao gồm hai khu vực là hộ gia đình và hãng kinh doanh (doanh nghiệp).

Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn

Tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các hãng kinh doanh dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu nhập của họ.

AD = C + I

Trong đó:

C là cầu về hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của hộ gia đình.

I là cầu về hàng hóa và dịch vụ đầu tư của hãng kinh doanh.

Nghiên cứu về hàm tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn được đưa về nghiên cứu hai hàm là hàm tiêu dùng (C) và hàm đầu tư (I).

Hàm tiêu dùng là hàm phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu tiêu dùng với mức thu nhập khả dụng.

C = C̅ + MPC x Y

Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y) phản ánh sự phụ thuộc của sản lượng đầu tư dự kiến vào sản lượng (thu nhập) quốc gia.

I = Ī + MPI x Y

Thay hàm C và I vào phương trình trên, ta có

AD1 = C̅ + Ī + MPC x Y + MPI x Y

AD1 = C̅ + Ī + (MPC + MPI) x Y

Như vậy, dễ thấy tổng cầu bao gồm hai bộ phận: một bộ phận không phụ thuộc vào thu nhập (C̅, Ī ) và một bộ phận phụ thuộc vào thu nhập (MPC x Y và MPI x Y).

Tham khảo:   Mối quan hệ Tương quan chuỗi/Tự tương quan (Serial Correlation/Autocorrelation) trong thống kê là gì? Hậu quả

Chú ý: Trong nền kinh tế giản đơn Y = Yd do đó hàm C được biểu diễn theo Y. (Nền kinh tế giản đơn không chịu tác động của thuế)

Kết luận

Hàm tổng cầu AD1 còn gọi là hàm tổng cầu theo sản lượng cho biết mức tổng cầu hay tổng chi tiêu phụ thuộc như thế nào vào sản lượng.

Trong hàm tổng cầu AD1, ta thấy MPC > 0; MPI >= 0 vì vậy (MPC + MPI) > 0. Điều này có nghĩa là hàm tổng cầu đồng biến theo sản lượng.

Nói cách khác là khi sản lượng tăng làm thu nhập khả dụng tăng, dẫn đến tiêu dùng tăng. Sản lượng tăng có thể làm cho đầu tư tăng. Vì vậy, sản lượng làm tổng chi tiêu tăng, tức là tổng cầu tăng.

Xác định sản lượng cân bằng

Từ phương trình AD = C + I

Thay C = Y – S ta được AD = Y – S + I hay AD + S = Y + I

Nếu xảy ra đồng nhất thức S = I thì ta có AD = Y

Có thể kết luận như sau: Sản lượng cân bằng xảy ra khi các khoản rút ra bằng các khoản bơm vào.

Như vậy: Giao điểm của đường S và đường I gióng xuống trục hoành chính là mức sản lượng cân bằng Y01.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính

Điểm E là giao điểm giữa đường tiết kiệm và đường đầu tư. Đây là điểm duy nhất mà mức tiết kiệm mong muốn của các hộ gia đình đúng bằng với mức đầu tư mong muốn của các hãng kinh doanh.

Tham khảo:   Vùng kinh tế tổng hợp là gì? Các bộ phận hợp thành vùng kinh tế tổng hợp

Xác định số nhân chi tiêu

Để xác định số nhân chi tiêu, ta sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa: 

AD = Y, thay Y vào phương trình trên và biến đổi ta được:

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính

Nhận xét

m: được gọi là số nhân chi tiêu của nền kinh tế giản đơn

Công thức tính số nhân cho ta biết:

m phụ thuộc vào MPC và MPI

m > 1 vì 0 < MPC + MPI < 1

Với số nhân là m, khi tổng cầu thay đổi một lượng ΔAD hay (ΔC + ΔI) đơn vị thì sản lượng sẽ thay đổi một lượng là ΔY gấp m lần. Công thức tổng quát được viết như sau:

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo