20. Kinh tế học

Nền kinh tế phi trọng lượng (Weightless Economy) là gì? Ví dụ về nền kinh tế không trọng lượng

Hình minh họa. Nguồn: stereogum.com

Nền kinh tế phi trọng lượng

Khái niệm

Nền kinh tế phi trọng lượng trong tiếng Anh là Weightless Economy.

Nền kinh tế phi trọng lượng là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực trong nền kinh tế liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ vô hình, ví dụ như phần mềm hoặc các dịch vụ chuyên nghiệp.

Bản chất của nền kinh tế phi trọng lượng

Khái niệm về nền kinh tế phi trọng lượng hình thành dựa trên thực tế sau: do sự phát triển của công nghệ thông tin, giờ đây doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho rất nhiều khách hàng trong phạm vi rộng lớn, mà không cần máy móc vật chất và lao động để sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm và dịch vụ đó.

Ví dụ, cho đến gần đây các nhạc sĩ và các hãng thu âm cần phải sản xuất đĩa than và đĩa CD, sau đó vận chuyển chúng từ các nhà máy đến kho, và cuối cùng đến các cửa hàng âm nhạc để khách hàng mua đĩa. Tất cả các giai đoạn này đều gây tốn chi phí, cả về tiền bạc lẫn thời gian.

Ngày nay, nghệ sĩ và các hãng thu âm có thể phân phối nhạc trực tuyến, thông qua các dịch vụ phát nhạc trực tuyến như Spotify và thị trường âm nhạc trực tuyến như iTunes Store. 

Tham khảo:   Thiên lệch nhận thức muộn (Hindsight bias) là gì? Đặc điểm

Mặc dù thời gian cần thiết để sản xuất một bài hát có thể vẫn bằng so với trước đây, nhưng thời gian cần thiết để bán bài hát đó là ngay lập tức, bất kể là bán cho một hay một triệu khách hàng.

Một nhà kinh tế nhìn vào ví dụ này sẽ nói rằng nhạc sĩ có chi phí sản xuất cận biên gần bằng 0 USD. Do đó, lợi nhuận cận biên liên quan đến việc bán thêm từng bài hát về cơ bản là 100%. Một khi đã thu âm bài hát và bán nó trực tuyến, nghệ sĩ sẽ không mất thêm chi phí gì khi bán thêm được mỗi bài.

Đây là lí do cơ bản tại sao một số công ty công nghệ có thể thu nhiều lãi trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Trong nền kinh tế phi trọng lượng, hầu như không có gì ngăn cản một công ty có được một nhóm khách hàng lớn nếu nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ tăng mạnh, dĩ nhiên với giả định họ không bị các đối thủ cạnh tranh cản trở.

Ví dụ về nền kinh tế phi trọng lượng trong thực tiễn

Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ đã chiếm lĩnh thị trường của nó, như trong trường hợp hệ điều hành Windows của Microsoft, công cụ tìm kiếm của Google hoặc hệ điều hành Android, mạng xã hội và nền tảng quảng cáo của Facebook, các công ty trong nền kinh tế phi trọng lượng có thể đạt được sự tăng trưởng và lợi nhuận gần như vô hạn.

Tham khảo:   Qui hoạch du lịch sinh thái (Ecotourism Planning) là gì?

Trong khi đó, các công ty truyền thống như nhà máy sản xuất hoặc nhà bán lẻ cửa hàng vật lí đối mặt với nhiều trở ngại hơn đối với tăng trưởng và lợi nhuận. Điều này là do chi phí cao hơn và các rào cản logistics mà họ phải đối mặt để bán hàng.

Vào năm 2011, Garrett Gee đã tạo ra một ứng dụng quét mã vạch có tên là Scan, khi anh còn là sinh viên tại Đại học Brigham Young. Năm 2014, anh đã bán ứng dụng cho Snapchat với giá 54 triệu USD. 

Mặc dù Gee là một ngoại lệ trong việc đạt được mức độ thành công này, câu chuyện của anh là đại diện cho loại thành công được tạo ra bởi nền kinh tế phi trọng lượng.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo