20. Kinh tế học

Nguyên lí hiệu quả (Efficiency Principle) là gì? Cách hoạt động và ví dụ

(Ảnh minh họa: Tes)

Nguyên lí hiệu quả

Khái niệm

Nguyên lí hiệu quả trong tiếng Anh là Efficiency Principle.

Nguyên lí hiệu quả là một nguyên lí kinh tế nói rằng bất kì hành động nào cũng đạt được lợi ích lớn nhất cho xã hội khi lợi ích cận biên từ việc phân bổ nguồn lực tương đương với chi phí xã hội cận biên.

Nguyên lí hiệu quả là nền tảng cho thuyết phân tích lợi ích chi phí, đó là cách mà hầu hết các quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực được thực hiện.

Nguyên tắc này cũng là nguyên lí cốt lõi của hiệu quả phân bổ, là trạng thái hoàn hảo mà mọi hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất cho đến khi đơn vị cuối cùng cung cấp lợi ích cận biên bằng với chi phí sản xuất cận biên của nó.

Tại điểm này, điểm hầu như không bao giờ đạt được, sẽ không có tổn thất hoặc tài nguyên bị lạm dụng.

Nguyên lí hiệu quả hoạt động như thế nào?

Nguyên lí hiệu quả, là quan niệm sản xuất sản phẩm mong muốn với chi phí thấp nhất có thể, thúc đẩy nhiều nguyên lí cơ bản về kinh tế học.

Nguyên lí hiệu quả giả định rằng người tiêu dùng đưa ra quyết định và đánh đổi ở điểm cận biên, có nghĩa là người tiêu dùng cân nhắc cẩn thận lợi ích của việc mua thêm một đơn vị của một mặt hàng nhất định. 

Tham khảo:   Hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) là gì? Vai trò

Và đồng thời cũng giả định rằng mọi người đều duy lí, nghĩa là chọn sản phẩm rẻ hơn khi so sánh hai lợi ích tương đương hoặc một sản phẩm có nhiều lợi ích nhất nếu các mặt hàng có giá bằng nhau.

Ở cấp độ tổng hợp, nguyên lí hiệu quả cho rằng kết quả ròng của tất cả người tiêu dùng đưa ra quyết định hợp lí mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội, với tổng sản lượng có chi phí thấp nhất có thể.

Ngược lại, việc tái phân bổ hàng hóa hoặc sản xuất nếu không hiệu quả, nơi có quá nhiều hàng hóa và không đủ của một thứ khác thì tạo ra sự méo mó thị trường.

Ví dụ về Nguyên lí hiệu quả

Ví dụ về một gian hàng bán nước chanh, chỉ bán nước chanh và bánh qui, đại diện cho nền kinh tế. Nước chanh có giá $1 một li và bánh qui là $0,5 mỗi bịch.

Với tổng nguồn cung cơ bản của chanh, đường, socola để làm bánh và nhân công, gian hàng có thể sản xuất tổng cộng 75 cốc nước chanh và 50 bánh qui trong một khung thời gian nhất định với chi phí $20. Trong kịch bản này, chúng ta cũng giả sử nhu cầu thị trường chỉ là 75 cốc nước chanh và 50 bánh qui.

Tham khảo:   Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibility frontier - Đường PPF) là gì?

Theo nguyên lí hiệu quả, tổng sản lượng phải là $100 (hoặc $75 từ nước chanh và $25 từ bánh qui) và lợi nhuận phải là: $100 – $20 = $80

Nếu tổng sản lượng dưới $100, sẽ có tổn thất trong nền kinh tế. Hơn nữa, nếu gian hàng tạo ra sự kết hợp khác giữa nước chanh và bánh qui, thì kết quả sẽ không hiệu quả. Nó sẽ không đáp ứng tổng nhu cầu với chi phí thấp nhất có thể, và sẽ không đạt được lợi ích là $80 tốt nhất có thể.

Hạn chế của Nguyên lí hiệu quả

Nguyên lí hiệu quả có ý nghĩa trong lí thuyết nhưng khó áp dụng. Nó là trung tâm của nghiên cứu kinh tế, nhưng không có chỉ số kinh tế thực tế liên quan đến nó.

Có quá nhiều giả định phải được thực hiện để xác định chi phí xã hội cận biên. Và cũng không có cơ quan chính phủ nào theo dõi hiệu quả của sự phân bổ, nếu có, hầu như sẽ không ai tin vào kết luận đó.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo