22. Quản trị kinh doanh

Nhà hoạt động cổ đông (Shareholder Activist) là ai? Ví dụ về các nhà hoạt động cổ đông

Ảnh minh họa: Directorpoint

Nhà hoạt động cổ đông

Khái niệm

Nhà hoạt động cổ đông trong tiếng Anh là Shareholder Activist. 

Nhà hoạt động cổ đông là một cổ đông sử dụng cổ phần vốn chủ sở hữu trong một công ty để gây áp lực lên việc quản trị của công ty đó.

Mục tiêu của các nhà hoạt động cổ đông bao gồm từ tài chính (tăng giá trị cổ đông thông qua thay đổi chính sách doanh nghiệp, cơ cấu tài chính, cắt giảm chi phí…) đến phi tài chính (đầu tư từ các quốc gia cụ thể, áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường…).

Thuật ngữ này thường dùng để đề cập đến việc các nhà đầu tư cho rằng một công ty hiện tại đang có sự yếu kém về mặt quản lí. Các các nhà đầu tư này thường cố gắng giành quyền kiểm soát công ty và thay thế quản lí hay buộc tái cơ cấu lại công ty.

Cách nhà hoạt động cổ đông tác động

Lợi ích cổ đông là cách mà các cổ đông có thể tác động đến hành vi của một tập đoàn bằng cách thực hiện các quyền của họ với tư cách là đồng chủ sở hữu. Ngoài các quyền lợi cổ tức, các loại cổ phần cũng cho phép các đặc quyền bỏ phiếu riêng biệt. 

Một số cổ đông có những cách để gây ảnh hưởng đến ban giám đốc và điều hành công ty dù họ không phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động hằng ngày. Những cách này có thể bao gồm việc trao đổi với các nhà quản lí đến việc đề xuất chính thức, được bỏ phiếu bởi các cổ đông trong các cuộc họp.

Tham khảo:   Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong du lịch là gì?

Các nhà hoạt động cổ đông cũng sử dụng nhiều chiến thuật công kích để buộc công ty có những sự thay đổi. Ví dụ, họ có thể sử dụng chiến lược truyền thông để công khai những yêu sách của mình và gây áp lực lớn hơn cùng các cổ đông khác. Họ cũng có thể đe dọa các công ty bằng các vụ kiện nếu họ không có được tiếng nói riêng của mình.

Ví dụ về Các nhà hoạt động cổ đông

Carl Icahn là một trong những nhà hoạt động cổ đông đáng chú ý nhất về công nghiệp tài chính. Ông đồng thời là một doanh nhân, nhà đầu tư truyền thống và nhà từ thiện. Vào những năm 1980, Icahn đã có danh tiếng mạnh mẽ như là một người “tiên phong doanh nghiệp”. Điều này xuất phát từ việc ông tiếp quản hãng hàng không TWA vào năm 1985 cùng loạt những cột mốc đáng nể khác. Cùng với Texaco và American Airlines, TWA là một trong những hãng hàng không lớn nhất quốc gia tại thời bấy giờ. Ông đã tiếp quản thành công công ty, kéo nó ra khỏi bờ vực phá sản trong thời gian nhiều năm.

Tham khảo:   Tầm quản lí (Span of control) là gì? Xác định tầm quản lí

Tương tự, Bill Ackman tự coi mình là một nhà đầu tư vì lợi ích cổ đông, mặc dù một số người coi ông như là một nhà đầu tư trái ngược. Một trong những điều làm nên tên tuổi cho Ackman là việc bán cổ phần và tiến hành một chiến dịch khổng lồ liên kết công chúng chống lại công ty Herbalife vào năm 2012.

Trái ngược với ông Icahn và ông Ackman, nhiều quĩ phòng hộ gần đây đang thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến các đối tác của họ về mối quan tâm tới môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Trian Partners, Blue Harbor, Red Mountain Capital và ValueAct là những quĩ hàng đầu trong đó. Một số trong số các quĩ này đang được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư của họ, những người sở hữu công ty đang cố gắng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. 

(Theo Investopedia, Wikipedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo