Kỹ năng Quản lý theo mục tiêu

OKR: Hệ thống quản trị mục tiêu của Google – Định nghĩa và lợi ích

Để doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng liên tục và bền vững, các lãnh đạo và đội ngũ nhân viên cần hiểu rõ và tập trung vào những mục tiêu và ưu tiên chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đảm bảo mối liên kết giữa lãnh đạo và nhân viên để cùng hướng tới các mục tiêu chung là một nhiệm vụ không dễ dàng nếu không có một hệ thống thiết lập mục tiêu và theo dõi hiệu suất phù hợp. Đây chính là nhiệm vụ của OKR.

OKR là viết tắt của cụm từ Objectives and Key Results – Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt. OKR được phát minh vào những năm 1970 bởi các lãnh đạo của Intel và Oracle, bằng việc kết hợp các phương pháp quản lý và thiết lập mục tiêu truyền thống như MBO (Management by Objectives) và SMART Objectives. OKR đã trở nên phổ biến sau khi được nhà đầu tư John Doerr áp dụng tại Google và vẫn được Google sử dụng cho đến ngày nay.

Hệ thống quản trị mục tiêu của Google: OKR – Định nghĩa và lợi ích

Phương pháp OKR là gì?

OKR là một khung quản lý dùng để đặt mục tiêu và các kết quả then chốt cho doanh nghiệp với mục đích đo lường các nỗ lực hướng tới những mục tiêu đã đặt ra. Nói cách khác, OKR là một phương pháp hỗ trợ cộng tác và hỗ trợ thiết lập mục tiêu một cách linh hoạt, tăng sự tập trung, trách nhiệm, tính liên kết, và tăng tốc cho doanh nghiệp.

OKR giúp các mục tiêu của công ty trở nên minh bạch và dễ dàng để tiếp cận bởi toàn bộ các nhân viên, đồng thời đảm bảo tính liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Một khung quản trị OKR điển hình được tạo nên bởi các Mục tiêu – là những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, và một số Kết quả then chốt để đo lường tiến độ hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Dù được áp dụng ở cấp công ty, cấp nhóm hoặc cá nhân, OKR vẫn được công bố rộng rãi trong toàn doanh nghiệp để mọi hoạt động nội bộ đều minh bạch đối với mọi cá nhân trong công ty.

Tham khảo:   Các bước áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu OKR

Công thức của một khung quản trị OKR

Mục tiêu (Objectives)

Mục tiêu là các mô tả chung về những mục tiêu cần phải đạt được trong toàn công ty. Các mục tiêu này làm rõ hướng phát triển để nhân viên có thể dõi theo và phát triển thành công hơn. Các mục tiêu này có thể xem là đích đến sau một khoảng thời gian xác định. Những mục tiêu này phải là những mục tiêu rõ ràng, có thể đạt được, có tham vọng cao và truyền cảm hứng cho nhân viên. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng nhầm OKR như một một công cụ đánh giá, trong khi chúng chỉ là cơ sở để phát triển các mục tiêu mới cho doanh nghiệp.

Kết quả then chốt (Key results)

Kết quả then chốt là các số liệu để đánh giá mục tiêu và quá trình đạt được các mục tiêu này. Chúng có thể được như những cột mốc quan trọng trong quá trình hoàn thành các mục tiêu đã được đặt ra. Điều này có nghĩa là các kết quả then chốt này cần được thiết lập một cách cụ thể, dựa trên số liệu nhằm giúp việc quản lý khi đo lường và đánh giá các mục tiêu sau này.

Các lợi ích của OKR

Thống nhất chiến lược doanh nghiệp

ORK rất quan trọng để duy trì tính minh bạch của các mục tiêu trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời giúp nhân viên làm việc đúng hướng để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên OKR, các quản lý và nhân viên có thể thống nhất công việc và mục tiêu của họ với tầm nhìn chung của doanh nghiệp. Từ góc nhìn của nhân viên, tính minh bạch là một yếu tố cần thiết để tạo sự liên kết chặt chẽ, do đó, một quy trình hoạt động rõ ràng sẽ tăng tính hiệu quả khi kết nối giữa các nhóm và cá nhân với nhau.

Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

Đo lường và giám sát hiệu suất

Như đã đề cập bên trên, các Key results nên được tạo dựa trên số liệu, cung cấp hỗ trợ trong quá trình đánh giá kết quả đạt được so với các mục tiêu đã đặt ra. Hơn nữa, khi kết hợp OKR với các chỉ số hiệu suất khác như KPI sẽ giúp tăng khả năng giám sát của quản lý và giúp nhân viên theo dõi tiến trình của họ một cách hiệu quả hơn.

 

Gia tăng trách nhiệm

Vì mọi cá nhân trong công ty đều có thể tiếp cận OKR, điều này thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong công việc của mỗi người, vì vậy, trách nhiệm của từng cá nhân sẽ tăng đáng kể.

Ví dụ: tại Google, OKR được tổng kết hàng quý với thang điểm từ 0 đến 1. Tuy nhiên, nhân viên của Google không nhất thiết phải luôn luôn đạt điểm số hoàn hảo. Google tin rằng có điểm số từ 0,6 đến 0,7 nghĩa là bạn đang tiến bộ trong công việc. Mặt khác, nếu bạn có thể hoàn thành các mục tiêu của OKR một cách dễ dàng, có khả năng là bạn đã đặt mục tiêu làm việc quá thấp. Quá trình đánh giá hiệu suất sau mỗi quý là một dịp tốt để nhân viên của bạn xem xét lại hiệu suất làm việc và phân tích sự cải thiện của họ.

Tham khảo:   Xây dựng hệ thống giao việc, giám sát công việc và đánh giá hiệu quả làm việc

Bằng cách xác định công việc rõ ràng, mọi thành viên của doanh nghiệp có thể tập trung vào hoàn thành chỉ một mục tiêu duy nhất. OKR giúp mọi người tránh xa sự xao lãng và tăng cường sự hợp tác, bởi mọi thành viên trong nhóm đều nhận được các thông tin đầy đủ và hiểu rõ những ưu tiên của họ. Hệ thống OKR vẫn còn nhiều đặc điểm nổi bật, hãy tiếp tục theo dõi các bài blog tiếp theo của chúng tôi để hiểu rõ cách thiết lập OKR và các phương pháp ứng dụng hay nhất.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo