Kỹ năng lập kế hoạch, Kỹ năng Quản lý theo mục tiêu

Xu hướng quản lý mục tiêu MBO trong doanh nghiệp

“95% nhân viên không hiểu chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp (Dr. Norton & Kaplan – Tác giả cuốn sách The Balanced Scorecard) và 50% hiệu suất trung bình của nhân viên bị lãng phí vào những công việc không sinh ra lợi nhuận (Theo Corporate Strategy Board Research)”. Vì vậy quản lý theo mục tiêu MBO được sinh ra để giải quyết vấn đề trên nhằm tránh lãng phí thời gian và công sức vào những việc không sinh ra giá trị, qua đó nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp. Vậy MBO là gì?

Các nghiên cứu về Quản lý cho thấy

95%

“Nhân viên không hiểu chiến lược và mục tiêu doanh nghiệp.”Theo Dr. Norton & Kaplan

84%

“Công ty không tận dụng hết tiềm năng của nguồn nhân lực.”Theo Saratoga Institute

50%

“Hiệu suất trung bình của nhân viên bị lãng phí vào những việc không sinh lợi nhuận.”Theo Corporate Strategy Research

Vì vậy Quản lý theo mục tiêu được dùng để Nâng cao hiệu suất

Có thể thấy rằng việc nhân viên không hiểu được chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp sẽ dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao và xa hơn nữa là ảnh hưởng chung tới toàn bộ doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có mục tiêu cũng giống như không có kim chỉ nam để chèo lái con thuyền.

Quản lý mục tiêu MBO – phương thức quản lý đã được Google, Apple, Metro Cash & Carry tin dùng

Phương thức quản lý này được Peter Drucker đưa ra từ năm 1954, do tính đơn giản và hiệu quả, nó được nhiều doanh nghiệp như Google, Apple, Metro Cash & Carry,… tin dùng. Bản chất của quản lý theo mục tiêu là thiết lập, liên kết mục tiêu cùng với các hành động hướng tới mục tiêu của mọi nhân viên trong công ty. Một phần quan trọng của quản lý theo mục tiêu là đo lường và so sánh hiệu suất thực tế của nhân viên với các tiêu chuẩn. Lý tưởng nhất là nhân viên được tham gia thiết lập mục tiêu và lựa chọn các chương trình hành động, họ sẽ có nhiều khả năng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

Tham khảo:   Bảng kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Theo George S. Odiorne, hệ thống quản lý theo mục tiêu có thể được coi là một quá trình mà trong đó các quản lý và nhân viên cùng xác định mục tiêu chung, mong đợi của quản lý đối với nhân viên và sử dụng các biện pháp đo lường nhằm điều hướng hoạt động của tổ chức và đánh giá kết quả của cá nhân.

 

Quanlymuctieu1-iHCM

 

Vậy những lợi ích nào mà quản lý mục tiêu MBO mang lại trong doanh nghiệp

1. Thúc đẩy lập kế hoạch trong doanh nghiệp

Quản lý theo mục tiêu MBO giúp tạo ra những mục tiêu rõ ràng, thực tế và kèm theo nó là các hành động hướng tới kết quả. Quản lý theo mục tiêu sẽ thúc đẩy nhà quản lý suy nghĩ về kết quả hơn là hành động, khuyến khích mọi người thiết lập mục tiêu cụ thể thay vì phụ thuộc vào linh cảm hay phỏng đoán thông thường. Mục tiêu được đặt ra phải chính xác và có phương pháp đo lường cho mục tiêu đó cũng như đặt ra thời gian để ràng buộc.

2. Nâng cao năng lực cộng tác

Quản lý theo mục tiêu giúp làm rõ cấu trúc và mục tiêu của tổ chức cũng như điều hướng mục tiêu cá nhân theo mục tiêu chung. Mỗi cá nhân biết rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong tổ chức cũng như thúc đẩy cách nhìn của quản lý và liên kết các bộ phận xuyên suốt tổ chức, qua đó nâng cao năng lực cộng tác giữa các bộ phận, cá nhân.

Tham khảo:   Kế hoạch kinh doanh tích hợp (IBP) - xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp

3. Tạo động lực & cam kết

Sự tham gia của các cấp dưới trong việc thiết lập mục tiêu cũng như đánh giá hiệu suất sẽ tạo nên sự đồng thuận và cam kết hướng tới mục tiêu. Khi mục tiêu ở trên liên kết xuống dưới sẽ tạo nên một cỗ máy vận hành trơn tru khiến mọi thành viên trong doanh nghiệp cảm thấy hài lòng, trung thành với doanh nghiệp và qua đó truyền cảm hứng thành công đến nhau.

Quanlymuctieu2-iHCM

4. Đánh giá công bằng

Quản lý theo mục tiêu sẽ được kiểm định và đánh giá rõ ràng. Những mục tiêu định lượng của mỗi người được đánh giá dựa trên kết quả hoàn thành công việc. Bằng cách đánh giá này sẽ tạo nên sự công bằng khi năng lực được đánh giá đúng, khách quan chứ không còn cảm tính. Quản lý theo mục tiêu MBO không phải là phương pháp phê phán hay lên án những mục tiêu thất bại hay tồn đọng mà giúp doanh nghiệp nhìn nhận thực tế cơ cấu vận hành của doanh nghiệp có hiệu quả và cần thay đổi không. Một trong những đóng góp lớn của MBO là giúp việc tự đánh giá hơn là áp đặt, cấp dưới sẽ được tham gia vào quá trình đánh giá và được nhìn nhận đóng góp thực tế.

5. Phát triển đội ngũ

Quản lý mục tiêu MBO sẽ thúc đẩy quá trình tự học hỏi và phát triển. Trong suốt quá trình quản lý mục tiêu sẽ giúp cho đội ngũ quản lý học hỏi, đổi mới và sáng tạo. Khuyến khích sáng kiến và phát triển khả năng của đội ngũ điều hành.

6. Phát triển và thay đổi một cách có tổ chức

Quản lý theo mục tiêu MBO sẽ tạo cho doanh nghiệp hiểu được cách quản lý sự thay đổi, nhận ra những khuyết điểm của cơ cấu tổ chức. Nói một cách khác, MBO cải thiện năng lực của tổ chức để đối phó với những thay đổi theo môi trường. Khi tổ chức được quản lý theo mục tiêu, bộ máy sẽ được vận hành và hoạt động theo hướng kết quả và hữu ích hướng tới cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Tham khảo:   PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỐT YẾU KPI

Quản lý theo mục tiêu MBO có ý nghĩa đặc biệt với mọi loại hình doanh nghiệp và khẳng định được đường đi tới thành công cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc