23. Chứng khoán

Phân tích khối lượng giao dịch (Volume Analysis) là gì? Chỉ báo khối lượng giao dịch

Ảnh minh họa: Industry Spread

Phân tích khối lượng giao dịch

Khái niệm

Phân tích khối lượng giao dịch trong tiếng Anh là Volume analysis.

Phân tích khối lượng giao dịch là sự đánh giá số lượng cổ phiếu hoặc hợp đồng của chứng khoán đã được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Phân tích khối lượng giao dịch được sử dụng bởi các nhà phân tích kĩ thuật để từ họ đưa ra những quyết định giao dịch của mình. Bằng cách phân tích xu hướng của khối lượng giao dịch kết hợp với biến động giá, nhà đầu tư có thể xác định những thay đổi lớn trong giá của chứng khoán.

Phân tích khối lượng giao dịch được thực hiện bởi nhiều nhà phân tích cho từng chứng khoán cụ thể trên thị trường tài chính. Nói chung, khối lượng đề cập đến số lượng cổ phiếu giao dịch mỗi ngày. Hiểu được khối lượng giao dịch của toàn thị trường so với khối lượng nắm giữ duy nhất có thể là một so sánh quan trọng giúp các nhà phân tích nhận ra xu hướng khối lượng.

Khối lượng giao dịch cho biết điều gì?

Thông thường, khối lượng giao dịch lớn có thể suy ra rất nhiều về kì vọng của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, việc tăng giá đáng kể cùng với việc tăng khối lượng đáng kể có thể là một dấu hiệu đáng tin cậy về tiếp tục xu hướng tăng hoặc đảo chiều tăng. Ngược lại, việc giảm giá đáng kể với mức tăng khối lượng giao dịch đáng kể có thể là dấu hiệu cho tiếp tục xu hướng giảm hoặc đảo chiều giảm.

Tham khảo:   Hợp đồng hoán đổi nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản (ABCDS) là gì?

Biểu đồ khối lượng giao dịch thường được biểu diễn dưới dạng một biểu đồ nến tiêu chuẩn. Biểu đồ này cũng thường sẽ hiển thị đường xu hướng trung bình trượt. Phân tích khối lượng giao dịch có thể giúp nhà đầu tư có cái nhìn cân bằng hơn về tất cả các yếu tố thị trường mà có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán.

Chỉ báo khối lượng giao dịch

Trong phân tích kĩ thuật, có hai chỉ số được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các nhà đầu tư kết hợp phân tích khối lượng vào các quyết định giao dịch của họ. Chỉ số khối lượng tích cực (Positive Volume Index – PVI) và chỉ số khối lượng tiêu cực (Negative Volume Index – NVI) được phát triển bởi Paul Dysart trong những năm 1930. Những chỉ số này phổ biến hơn vào năm 1975 khi chúng được thảo luận trong một cuốn sách có tựa đề “Logic thị trường chứng khoán” của Norman Fosback.

Cả PVI và NVI đều dựa trên khối lượng giao dịch của ngày hôm trước và giá thị trường của chứng khoán. Khi khối lượng giao dịch tăng so với ngày hôm trước, PVI được điều chỉnh. Khi khối lượng giao dịch giảm so với ngày hôm trước, NVI được điều chỉnh. Các tính toán chỉ số cơ bản cho thấy khối lượng đang ảnh hưởng đến giá như thế nào. Khi PVI tăng hoặc giảm có nghĩa là sự dao động giá đang được thúc đẩy bởi khối lượng cao. Ngược lại, khi NVI tăng hoặc giảm có nghĩa là giá đang dao động với rất ít ảnh hưởng từ khối lượng.

Tham khảo:   Chứng khoán ETN (Exchange-Traded Notes - ETN) là gì? Nội dung liên quan

Chỉ số khối lượng tích cực

– Nếu khối lượng hiện tại lớn hơn khối lượng của ngày hôm trước:

trong đó:

PVI trước = PVI ngày hôm trước

CP nay = Giá đóng cửa hôm nay

CP trước = Giá đóng cửa ngày hôm trước

– Nếu khối lượng hiện tại thấp hơn khối lượng của ngày hôm trước, PVI sẽ không thay đổi.

Chỉ số khối lượng tiêu cực

– Nếu khối lượng hiện tại thấp hơn khối lượng của ngày hôm trước:

trong đó:

NVI trước = NVI ngày hôm trước

CP nay = Giá đóng cửa hôm nay

CP trước = Giá đóng cửa ngày hôm trước

– Nếu khối lượng hiện tại cao hơn khối lượng của ngày hôm trước, NVI sẽ không thay đổi.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo