20. Kinh tế học

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Drew Phillip)

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

Khái niệm

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên trong tiếng Anh gọi là: Contingent Valuation Method – CVM.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp sử dụng các cuộc điều tra để tìm kiếm thông tin, gồm 3 bước như sau: 

+ Bước 1: Đầu tiên chọn ngẫu nhiên một số người để hỏi về đánh giá của họ đối với một hàng hóa hay một dịch vụ môi trường nào đó.

+ Bước 2: Các câu trả lời của họ cung cấp thông tin giúp các nhà phân tích ước lượng WTP của những người được hỏi. 

+ Bước 3: Số lượng WTP này được ngoại suy đối với toàn bộ dân cư. 

– Có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, ở đây ta có thể tìm hiểu một số cách đơn giản và phổ biến.

+ Phương pháp đặt các câu hỏi mở 

Ví dụ: “Bạn sẽ trả thuế thu nhập thêm bao nhiêu để bảo đảm rằng khu vực dành cho động vật hoang dã được bảo tồn?”. 

+ Phương pháp đặt các câu hỏi đóng 

Đầu tiên người phỏng vấn chủ động đưa ra mức ban đầu. Sau đó hỏi một số người về WTP của họ. Nếu họ trả lời đồng ý thì tăng dần lên cho đến khi họ không đồng ý nữa. Trái lại, nếu họ trả lời không đồng ý thì giảm dần cho đến khi họ đồng ý. 

Tham khảo:   Pháp luật tài chính (Financial legal) là gì? Phân loại pháp luật tài chính

+ Phương pháp xếp loại ngẫu nhiên 

Những người được hỏi được yêu cầu xếp thứ tự các cặp kết hợp hàng hóa và tiền phải trả.

Ví dụ: Những người được phỏng vấn được yêu cầu chọn trên một chuỗi liên tục giữa mức thấp của chất lượng nước tương ứng với mức thuế thấp cho đến mức chất lượng nước cao tương ứng với mức thuế cao. 

Các sự kết hợp được xếp thứ tự từ ưa thích nhất đến ghét nhất. Các xếp loại sau đó được tổng hợp thống kê và sử dụng để ước lượng WTP.

WTP: Mức độ ưa thích của một cá nhân về một mặt hàng nào đó được thể hiện bằng mức giá sẵn lòng trả (WTP – willingness to pay) của họ đối với mặt hàng đó.

Một trong những cách để đo lường phần lợi ích tăng thêm và thiệt hại mất đi là dựa vào sự lựa chọn của dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Tuy nhiên, cách này không cho phép xác định đúng mức độ ưa thích hoặc không thích một việc gì đó.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển- TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh- ThS Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

Tham khảo:   Qui luật cầu (The law of demand) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo