20. Kinh tế học

Cơ cấu kinh tế (Economic Structure) là gì? Các yêu cầu

Hình minh hoạ (Nguồn: truehealthct)

Cơ cấu kinh tế

Khái niệm

Cơ cấu kinh tế trong tiếng Anh được gọi là Economic Structure.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. 

Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…); cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế.

Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế.

Xây dựng cơ cấu kinh tế là yêu cầu cần thiết khách quan của mỗi nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề quan trọng là tạo ra một cơ cấu kinh tế tối ưu (hợp lí).

Yêu cầu xây dựng

Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Phản ánh được và đúng các qui luật khách quan, nhất là các qui luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Nông nghiệp phải giảm dần về tỉ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về tỉ trọng.

Tham khảo:   Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) là gì?

– Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.

– Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế.

– Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là “cơ cấu mở”.

Xây dựng cơ cấu kinh tế là một quá trình, trải qua những chặng đường nhất định, do vậy xây dựng cơ cấu kinh tế của chặng đường trước phải sao cho tạo được “đà” cho chặng đường sau và phải được bổ sung và hoàn thiện dần trong quá trình phát triển.

Thực trạng ở Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định cần tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp , mà “bộ xương” của nó là “cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng”, và khi hình thành cơ cấu kinh tế đó, sẽ cho phép nước ta kết thúc thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Tham khảo:   Giá trị thặng dư tương đối (Relative surplus value) là gì?

Cơ cấu nói trên ở nước ta trong thời quá độ được thực hiện theo phương châm là: 

– Kết hợp công nghệ với nhiều trình độ, tranh thủ công nghệ mũi nhọn, tiên tiến vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào, vừa cho phép rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vừa phù hợp với nguồn vốn có hạn ở nước ta; 

– Lấy qui mô vừa và nhỏ là chủ yếu, có tính đến qui mô lớn nhưng phải là qui mô hợp và có điều kiện; giữ được nhịp độ (tốc độ) phát triển hợp , tạo ra sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế và các vùng trong nền kinh tế…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo