22. Quản trị kinh doanh

Phương pháp thay thế liên hoàn là gì? Nội dung và trình tự

Hình minh họa (Nguồn: Slidescarnival)

Phương pháp thay thế liên hoàn

Khái niệm

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kì phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. 

Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định, ta sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. 

Phương pháp thay thế liên hoàn là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. 

Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. 

Ví dụ: chỉ tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng bán hàng và giá bán hàng hóa. Thông qua phương pháp thay thế liên hoàn, các nhà phân tích có thể nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích.

Nguyên tắc sử dụng

Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: 

Tham khảo:   Quyền thương lượng của khách hàng (Bargaining power of buyers) là gì?

+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. 

+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. 

+ Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. 

Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn

(Theo: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Đại học Xây dựng miền Trung)

– Xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng với chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định được công thức tính của chỉ tiêu phân tích.

– Sắp xếp thứ tự các nhân tố từ trái sang phải, từ nhân tố số lượng sang nhân tố chất lượng; Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng (chất lượng) cùng ảnh hưởng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự. 

– Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố một theo trình tự. Nhân tố nào được thay thế, nó sẽ giữ nguyên giá trị thực tế từ đó; còn các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kì gốc hoặc kì kế hoạch. Thay thế xong một nhân tố, phải tính ra cụ thể kết quả lần thay thế đó. 

Tham khảo:   Qui luật tương phản (Law of Contrast) trong quản trị kinh doanh là gì?

– Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần và tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng với đối tượng phân tích. 

– Lần lượt thay thế nhân tố kế hoạch bằng nhân tố thực tế theo trình tự, mỗi lần thay thế tính ra được chỉ tiêu phân tích mới, rồi so sánh với chỉ tiêu phân tích đã tính ở bước trước. Ta sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. 

(Tài liệu tham khảo: Bài giảng môn “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo