32. Kiến thức kinh tế

Sibor là gì? Ý nghĩa, đặc điểm và giải pháp kiểm soát Sibor

Sibor là khái niệm không xa lạ với ngành tài chính và thương mại toàn cầu. Nó có thể gây ra biến động tài chính của khu vực châu Á. Vậy Sibor là gì? Ý nghĩa, đặc điểm của Sibor và cách kiểm soát Sibor hiệu quả nhất?

Sibor là gì?

Trên các phương tiện truyền thông hay tại các bản tin tài chính, khái niệm Sibor là gì thường xuyên được nhắc tới.

“Sibor được viết tắt bởi Singapore Interbank Offered Rate, có nghĩa là lãi suất liên ngân hàng Singapore.”

Cụ thể hơn, Sibor có nghĩa là lãi suất tham chiếu giữa bên cho vay và người vay khi tham gia vào các hoạt động kinh tế được giới hạn trong khu vực châu Á dẫu dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Cụm từ “Singapore” xuất hiện mà không phải nước nào khác là bởi lãi suất này được tính bằng đô la Singapore, dưới sự kiểm soát của ngân hàng Trung ương Singapore. Tuy nhiên cũng chính vì là tham chiếu cho toàn châu Á nhưng lại do một nước kiểm soát nên một vụ bê bối vô cùng lớn đã diễn ra vào năm 2012. Khi đó hơn 20 ngân hàng lớn nhỏ đã bị cáo buộc thao túng lãi suất Sibor.

Sau khi bị phát hiện thì các nhà băng bị buộc phải nộp khoản tiền khoảng 9,6 tỷ USD được coi là tiền bảo lãnh vào ngân hàng trung ương trong thời hạn 1 năm. Mặc dù được cho là “chưa có ảnh hưởng gì” nhưng đây là cảnh báo lớn thậm chí đại diện của Sibor đã từng nghĩ tới việc không sử dụng lãi suất Sibor.

Trước khi lãi suất Sibor xuất hiện thì Libor (Lãi suất cho vay liên ngân hàng London) đã được sử dụng rộng khắp tại châu Âu.

Libor ra đời từ năm 1984, khi Hiệp hội Ngân hàng Anh đã tìm cách bổ sung các điều khoản giao dịch vào các thị trường như: ngoại hối, thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn và thị trường hoán đổi lãi suất. Sau đó 2 năm, vào 1986, lãi suất Libor lần đầu tiên được sử dụng trong các thị trường tài chính. Ngày nay, mỗi ngày, Hiệp hội ngân hàng Anh sẽ công bố Libor vào lúc 11:45 sáng theo giờ địa phương.

Lãi suất Libor cũng như Sibor đã trở thành một công cụ tham chiếu quan trọng cho các công cụ tài chính như hợp đồng tương lai, đồng đô la Mỹ, hợp đồng hoán đổi lãi suất… Nó còn có vai trò đáng kể trong thời điểm thắt chặt tín dụng khi ngân hàng nước ngoài cần đô la Mỹ. Kịch bản này thường làm cho lãi suất Libor của đô la tăng vọt, một dấu hiệu cho thấy lạm phát kinh tế, khủng hoảng tài chính sắp xảy ra.

Tham khảo:   Ngoại giao là gì? Lịch sử hình thành và đặc điểm hoạt động

Ý nghĩa của lãi suất Sibor là gì?

Cũng giống như các loại lãi suất khác thì lãi suất Sibor là một công cụ góp phần điều tiết tiền tệ, ổn định dòng tiền và thúc đẩy phát triển kinh thế, giao thương giữa các doanh nghiệp khi tham gia thị trường châu Á. Lãi suất này khi biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chính sách kinh doanh, kế hoạch đầu tư, huy động vốn, tạo thuận lợi hay khó khăn cho ngân hàng và tác động trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Vậy sự khác biệt của lãi suất Sibor là gì? Sibor là đóng vai trò lãi suất tham chiếu chuẩn trong thị trường châu Á cho các công cụ nợ, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế thông qua điều hòa cung cầu ngoại tệ. Với vai trò này, Sibor sẽ hỗ trợ trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, dùng để thế chấp cũng như hoán đổi tiền tệ, lãi suất hoặc sản phẩm tài chính bất kỳ.

Ví dụ, khi hai đối tác có xếp hạng tín dụng tốt, cả hai đều có trái phiếu phát hành bằng đô la Singapore, muốn hoán đổi lãi suất thì sẽ có mệnh giá bằng Sibor cộng với một phần trăm lãi suất nhất định. Hoặc có thể quy đổi lãi suất Sibor ra trái phiếu, sự chênh lệch phụ thuộc vào uy tín về tín dụng của tổ chức phát hành nợ. Ví dụ nếu lãi suất Sibor là 5% vào đầu năm thì trái phiếu phải trả là 5,35% vào cuối năm.

Đặc điểm của lãi xuất Sibor là gì

Thứ nhất, ngành ngân hàng sử dụng lãi suất Sibor như một giải pháp để chuyển tiền và để quản lý thanh khoản. Ví dụ khi một ngân hàng tại Việt Nam đang rơi vào thời điểm gần cạn kiệt dự trữ tiền mặt ngắn hạn, thì ngân hàng này sẽ vào thị trường liên ngân hàng Singapore và vay tiền theo lãi suất Sibor.

Thứ hai, đô la Singapore được lựa chọn là đồng tiền tham chiếu giữa người vay và bên cho vay khi tham gia vào thị trường châu Á. Singapore là nước có sự ổn định chính trị, hệ thống pháp lý, môi trường kinh doanh cùng với sự phát triển kinh tế nên đây là trung tâm tài chính lớn của châu Á. Nếu Libor được sử dụng phổ biến ở châu Âu thì Sibor được ví như được dùng cho phần còn lại của thương mại tài chính toàn cầu.

Tham khảo:   Truyền thông nội bộ là gì? Lợi ích và cách cải thiện

Hãng thông tấn Thomson Reuters đóng vai trò là trung gian tính toán để đối chiếu lãi suất Sibor từ 20 ngân hàng thành viên mỗi ngày, sau đó sẽ tiến hành công bố vào trước 11 giờ sáng theo giờ Singapore.

Thứ ba, lãi suất Sibor không phản ánh toàn bộ rủi ro của hệ thống tài chính mà nó chỉ phản ánh một phần cho các chủ đầu tư. Bởi trong danh mục đầu tư sẽ còn rất nhiều các khoản khác như trái phiếu, chứng khoán… Vì thế rủi ro chỉ thể hiện ở mặt lãi suất cao thì rủi ro cao hơn mà thôi.

Thứ tư, phải thừa nhận Sibor rất dễ bị thao túng và làm giá. Đó là lý do vì sao mà vụ bê bối năm 2012 đã xảy ra từng gây chấn động tài chính toàn cầu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Sibor cũng như hoạt động của các ngân hàng và các bên gián tiếp khác. 

Kiểm soát lãi suất Sibor như thế nào?

Tại Singapore, Sibor từng được cho rằng khó có nguy cơ làm giá. Tuy nhiên, vụ bê bối cuối năm 2012 đã khiến ngân hàng Trung ương phải nhìn nhận lại. Chính vì vậy, ngày 19.2.2013, Ngân hàng Trung ương Singapore từng có ý định loại bỏ lãi suất cho vay liên ngân hàng (Sibor) bằng đồng dollar Mỹ.

Tất nhiên Sibor không bị thay thế mà thay vào đó, ngân hàng trung ương Singapore phải đưa ra các quy chế kiểm soát chặt chẽ hơn bằng cách thêm giải pháp nhằm chủ động kiểm soát, khi có những thay đổi mang tính mờ ám thì khẩn trương kiểm tra. Ngoài ra, nếu ngân hàng nào có dấu hiệu chệch hướng sẽ bị nhắc nhở ngay lập tức; các quy định về thông tin báo cáo được siết chặt hơn để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra.

Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước cũng có những chỉ đạo về việc các tổ chức tín dụng sử dụng lãi suất Sibor. Trong đó có ghi rõ lãi suất Sibor được dựa trên cơ sở tham khảo các mức lãi của ngân hàng thương mại khác và được công bố sau 12:00 tại Việt Nam. Đồng thời, ngân hàng Trung ương nhấn mạnh để đảm bảo không có rủi ro thì các tổ chức sử dụng lãi suất Sibor cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng, đảm bảo thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở lãi suất phù hợp; nên lưu giữ các bản tin về lãi suất cùng các hợp đồng đã ký kết để tránh tranh chấp không đáng có…

Tham khảo:   Chi phí tài chính là gì? Điều cần biết về chi phí tài chính

Trên đây bài viết đã làm rõ khái niệm Sibor là gì, vai trò, ý nghĩa, đặc điểm cũng như những yếu tố quan trọng để giúp kiểm soát lãi suất Sibor, tránh tình trạng thao túng thị trường góp phần ổn định nền tài chính cũng như nền kinh tế châu Á nói chung.

Nguyễn Lý

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo