20. Kinh tế học

Sử dụng nguồn lực nước ngoài (Off-shoring) là gì? Lợi thế và rủi ro

Sử dụng nguồn lực nước ngoài (Off-shoring) là gì? Lợi thế và rủi ro - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: offshoringtbot.com)

Sử dụng nguồn lực nước ngoài (Off-shoring)

Sử dụng nguồn lực nước ngoài trong tiếng Anh là Off-shoring.

Sử dụng nguồn lực nước ngoài là giao các hoạt động không trọng yếu cho một nguồn lực bên ngoài có chuyên môn đặc thù đối với hoạt động đó, nhưng qui trình hoạt động như sản xuất, chế tạo hay dịch vụ được chuyển sang nước khác.

Quyết định chuyển sang nước khác là do có lợi thế về chi phí hay về kĩ năng hoặc có nhu cầu tập trung vào thị trường quốc tế.

Phương pháp đánh giá và sử dụng

Các bước sau đây cần thiết trong việc quyết định quá trình nào nên sử dụng nguồn lực nước ngoài, và tới nước nào:

1. Tại sao lại phải sử dụng nguồn lực nước ngoài?

Các lí do có thể bao gồm: việc biết được các đối thủ cạnh tranh đang dịch chuyển ra nước ngoài để thu được lợi thế chi phí, hoặc lợi nhuận biên đang chịu áp lực do cạnh tranh về giá tăng cao.

2. Tới nước nào và với đối tác nào?

Để lựa chọn một đối tác nước ngoài cần xem xét kinh nghiệm, kĩ năng và văn hóa nào bạn cần từ phía nhà cung cấp để có thể làm việc cùng nhau thành công. Ví dụ các yếu tố cần cân nhắc tại từng nước tiềm năng bao gồm: tiềm năng lao động, chất lượng sản phẩm kì vọng và lợi thế chi phí. Phát triển một vài thay thế để tiếp tục đánh giá trước khi quyết định.

Tham khảo:   Biểu cầu (Demand Schedule) là gì? Hiểu về biểu cầu

3. Đâu là chi phí, lợi nhuận và rủi ro, và những quá trình nào thích hợp để sử dụng nguồn lực nước ngoài?

Bước ba bao gồm cả việc phân tích chi phí – lợi nhuận xuyên suốt mỗi khả năng thay thế khác nhau. Những cấu thành quan trọng cần xem xét bao gồm: mức lương bổng, chi phí và tiền công phát sinh, mức giá cả và tác động tới chuỗi giá trị bên trong của công ty. Phân tích phần nào của tổ chức có thể sử dụng nguồn lực bên ngoài và tác động tới chuỗi giá trị tổng thể ra sao.

4. Điều gì xảy ra tiếp theo?

Cuối cùng, tiến hành phân tích khả thi chi tiết về mỗi quốc gia, đối tác, qui trình và hợp đồng. Tại điểm này, vẫn còn có nhiều điều chưa chắc chắn. Kế hoạch cần được xem xét tỉ mỉ trước khi ra quyết định sử dụng hay không sử dụng. Cũng mô hình bốn bước này có thể được áp dụng khi ra quyết định liên quan tới việc sử dụng nguồn lực bên ngoài, nhưng không bao gồm các yếu tố quốc tế.

Những lợi thế và rủi ro

Lợi thế:

Tham khảo:   Tư duy tập thể (Groupthink) là gì? Nội dung về tư duy tập thể

Các công ty thường chọn sử dụng nguồn lực nước ngoài cho một phần hoạt động của họ vì một hay một vài lí do:

– Giảm chi phí cố định;

– Gia tăng tập trung vào năng lực chủ chốt;

– Sử dụng lao động, vốn, công nghệ và các nguồn lực hiệu quả hơn.

Rủi ro:

Rủi ro khi sử dụng mô hình này là nguy cơ bỏ qua một số bước để tiến ngay tới bước thực hiện. Ví dụ: tìm kiếm đối tác tiềm năng nước ngoài trước khi suy nghĩ cẩn trọng về tác dụng chiến lược và hậu quả đối với nhân sự hiện có.

Sử dụng nguồn lực nước ngoài vẫn là một vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế học. Một mặt, nó được coi là đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia nguồn và đích, thông qua việc tạo ra công ăn việc làm và giảm chi phí sản phẩm và dịch vụ. Mặt khác, nó cũng dẫn tới mất việc làm và khiến cho mức lương thấp đi tại các nước đang phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Những mô hình quản trị kinh điển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo