20. Kinh tế học

Tài nguyên rừng (Forest resources) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: agriculturenotes)

Tài nguyên rừng

Khái niệm

Tài nguyên rừng trong tiếng Anh gọi là: Forest resources.

Rừng là một hệ sinh thái phong phú nhất có trên mặt đất. Ở đó, các loại thực vật đóng vai trò như một nhà máy khổng lồ cung cấp các chất hữu cơ, cung cấp oxy và điều hòa khí hậu. 

Rừng còn là một guồng máy tự điều chỉnh lưu lượng nước rất có hiệu quả trên trái đất. Như vậy, rừng có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. 

Phân loại tài nguyên rừng

Theo tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia thành 3 loại là: 

Rừng phòng hộ: gồm các rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển

Rừng đặc dụng: được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cho du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi trường.

Tham khảo:   Du lịch sinh thái (Ecotourism) là gì? Vai trò của du lịch sinh thái

Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.

Vai trò của tài nguyên rừng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

– Tài nguyên rừng là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế

– Tài nguyên rừng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển

– Tài nguyên rừng là yếu tố quan trọng cho tích lũy để phát triển.

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Hệ sinh thái là tất cả các sinh vật sống trong một khu vực và cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau và môi trường. (Tài liệu tham khảo: Cambridge dictionary)

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành sản phẩm vật chất để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.

(Tài liệu tham khảo: Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, TS. Lê Ngọc Uyển – TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – ThS. Hoàng Đinh Thảo Vy, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh)

Tham khảo:   Bẫy Tương Đối (Relativity Trap) là gì? Cách thức bẫy tương đối hoạt động

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo