20. Kinh tế học

Tăng trưởng xanh (Green Growth) là gì? Tình hình áp dụng

Hình minh hoạ (Nguồn: vneec)

Tăng trưởng xanh

Khái niệm

Tăng trưởng xanh trong tiếng Anh được gọi là Green Growth.

Tăng trưởng xanh là khái niệm rất gần với Kinh tế xanh. Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu thậm chí còn sử dụng các khái niệm Tăng trưởng xanh, Kinh tế xanh và cả “Xanh hóa nền kinh tế – Greening the economy” để thay thế cho nhau. 

Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm này là tương đối khác nhau (EEA, 2012: 19); Ferguson, 2015). 

– Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu ô nhiễm và các tác động môi trường, linh hoạt trong khả năng thích ứng với các hiểm họa thiên nhiên, quản lí môi trường và vốn tự nhiên trong phòng chống thiên tai.” (World Bank, 2012).

– Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển kinh tế OECD, Tăng trưởng xanh bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường cho sự thịnh vượng của chúng ta. 

Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.”(OECD, 2014).

Tham khảo:   Định kiến tiên liệu (Look-Ahead Bias) là gì? Đặc điểm

Như vậy, Tăng trưởng xanh nhấn mạnh tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn giữ cân bằng với môi trường sinh thái, trong khi Kinh tế xanh nhấn mạnh nhiều hơn tới các giới hạn của môi trường, hạnh phúc của con người và công bằng xã hội (UNITAR, 2012). 

Nói cách khác, Kinh tế xanh toàn diện hơn, nhưng trong bối cảnh nhiều nơi trên thế giới vẫn còn nghèo đói thì tăng trưởng xanh là điều kiện cần để tiến tới Kinh tế xanh (UNESCAP, 2013).

Tình hình áp dụng

Khái niệm Tăng trưởng xanh được đề cập chính thức tại Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển (MCED) năm 2005 tại Seoul, Hàn Quốc. Tuy xuất hiện sau khái niệm Kinh tế xanh, nhưng tới nay Tăng trưởng xanh lại được biết đến nhiều hơn. 

Bởi lẽ, khái niệm này đã sớm được cụ thể hóa trong các thỏa thuận của MCED, từ đó nhanh chóng hình thành được các chiến lược và hành động cụ thể của các quốc gia (UN, 2012). 

– Tiêu biểu, ngay từ năm 2008, Hàn Quốc đã dành 80% trong khoảng 38,1 tỉ USD thuộc gói kích cầu kinh tế để thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia (UNEP, 2010: 15). 

Tham khảo:   Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (The Deposit Insurance of Vietnam - DIV) là tổ chức gì?

– Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của mình (2011-2015), Trung Quốc đã dành tổng cộng 140 tỉ USD cho đầu tư xanh (Benson & Greenfield, 2012). 

– Nhiều quốc gia như Úc, UAE, Nhật Bản, Đan Mạch và Na Uy đã tham gia với Hàn Quốc tạo nên một tổ chức liên chính phủ trong lĩnh vực tăng trưởng xanh (Global Green Growth Institute – GGGI).

(Tài liệu tham khảo: Phân biệt khái niệm kinh tế nâu, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, GV Nguyễn Hoàng Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo