22. Quản trị kinh doanh

Tiêu chuẩn Codex (Codex Alimentarius) là gì? Áp dụng tại Việt Nam

Hình minh hoạ (Nguồn: fuudly)

Tiêu chuẩn Codex

Khái niệm

Tiêu chuẩn Codex trong tiếng Anh được gọi là Codex Alimentarius hay Food Code.

Tiêu chuẩn Codex là một cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng nhau xây dựng từ năm 1963.

Tiêu chuẩn Codex là một hệ thống được xây dựng một cách khoa học – ghi nhận và cập nhật những hiểu biết đã được các chuyên gia trên thế giới thống nhất và bao gồm tất cả các nguy hại thực phẩm được biết đến.

Cụ thể, Codex qui định hàm lượng các chất hóa học tối đa trong thực phẩm, mà nếu vượt quá các ngưỡng này, ăn vào sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Codex cũng khuyến cáo các qui trình vệ sinh tối thiểu đảm bảo an toàn trong sản xuất, chế biến. 

Các ban chuyên gia

Cơ sở khoa học của Codex được đảm bảo bởi ba ban chuyên gia hỗn hợp FAO và WHO, phụ trách các nguy cơ liên quan đến: Chất phụ gia thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật và rủi ro vi sinh vật; tên tương ứng của mỗi ban chuyên gia hỗn hợp này là JECFA, JMPR và JEMRA. 

Tham khảo:   Phương án thay thế tốt nhất (BATNA) cho một cuộc đàm phán là gì?

Các chuyên gia thảo luận để đi đến thống nhất chung mỗi khi cần cập nhật những thông tin mới vào Codex.

Áp dụng tại Việt Nam

Hệ thống an toàn thực phẩm của Việt Nam sử dụng một phần lớn các tiêu chuẩn do Codex xác lập. Năm 2006, trong kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được thủ tướng phê duyệt đã đặt mục tiêu 80% các qui chuẩn an toàn của Việt Nam đạt qui chuẩn thế giới vào năm 2010, tức là dựa nhiều vào cơ sở Codex. 

Đến năm 2016, Bộ Y tế báo cáo rằng chúng ta mới đạt được 65% các qui chuẩn tuân thủ Codex. Các qui chuẩn an toàn còn lại về an toàn thực phẩm do Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (VFA) của Bộ Y tế chịu trách nhiệm.  

Thiếu cơ sở khoa học so với chuẩn thế giới là một hạn chế lớn vì mỗi khi đối mặt với một nghi vấn an toàn thực phẩm, chúng ta thiếu công cụ cần thiết để ra quyết định. Đặc biệt, việc xuất khẩu sẽ rất khó khăn khi đa số các thị trường nước ngoài đều sử dụng Codex như một lưới bảo vệ tối thiểu.

Tham khảo:   Phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis) là gì?

(Tài liệu tham khảo: An toàn thực phẩm nông sản, Một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản xuất phân phối và chính sách Nhà nước, Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh, NXB Nông nghiệp, 2016)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo