01. Quản Trị Sản Xuất, Quản lý chất lượng toàn diện - TQM

TQM – Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất

TQM là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, tập trung và chất lượng, được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo cũng như nâng cao dịch vụ khách hàng. TQ cũng là quá trình liên tục phát hiện và giảm hoặc loại bỏ các lỗi trong sản xuất, tinh giản quá trình quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo nhân viên trong doanh nghiệp luôn luôn được đào tạo thường xuyên.

TQM là gì?

TQM là viết tắt của cụm từ Total Quality Management, hệ thống quản lý (management) – chất lượng (quality) – toàn diện (total), dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên của tổ chức để nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên đó và cho xã hội.

Mục tiêu của doanh nghiệp khi áp dụng TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất. So với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây, TQM nổi bật cung cấp một hệ thống quản lý một cách toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên qua đến chất lượng. Huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đề ra.

Quy trình áp dụng hệ thống TQM cho doanh nghiệp

– Tiếp cận: Để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM. Cần có sự thống nhất giữa cấp lãnh đạo cao nhất và cán bộ chủ chốt, thực hiện cam kết về chất lượng của các bộ phận: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động chung TQM.

Tham khảo:   6 Lợi ích của Sản xuất Tinh gọn Lean Manufacturing

– Tổ chức và nhân sự: Doanh nghiệp cần xây dựng một bản triển khai và tổ chuyên trách TQM để tổ chức và tiến hành đào tạo nhận thức và kỹ năng xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

– Xây dựng chương trình quản lý chất lượng toàn diện: Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn, bước đi thích hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực cần thiết và phân công trách nhiệm cụ thể.

– Phát động chương trình, kế hoạch thực hiện TQM: Bước này nhằm tuyên truyền rộng rãi chương trình và kế hoạch TQM trong công ty. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút toàn bộ doanh nghiệp tham gia để thực hiện thành công chương trình.

– Đánh giá chất lượng: Đo lường các chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng, các giai đoạn của chương trình TQM cần xác định chi phí cụ thể. Đánh giá hiệu quả kinh tế của TQM và đề ra kế hoạch hành động.

– Hoạch định chất lượng: Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược chương trình tổng thể của TQM. Kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp với chính sách, chiến lược chung. Cần thiết lập các chương trình, kế hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động doanh nghiệp.

– Thiết kế chất lượng: Thiết kế các quá trình liên quan để đúng ngay từ đầu và đáp ứng toàn diện yêu cầu của khách hàng, bao gồm thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình kiểm soát chất lượng. Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính chất lượng sản phẩm phù hợp. Gắn chặt quá trình nghiên cứu thị trường/ khách hàng với quá trình thiết kế công cụ triển khai chức năng chất lượng. Xác định những yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong thực tế giống với chất lượng thiết kế kỳ vọng.

Tham khảo:   Tối Ưu Chi Phí Sản Xuất Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

– Tái cấu trúc hệ thống: Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện TQM. Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả ủy quyền và tự chủ.

– Xây dựng hệ thống chất lượng: Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện các tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của công ty, doanh nghiệp (tính chất, trình độ của bộ phận sản xuất)

– Phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM: Đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện đúng chiến lược, chính sách, mục tiêu đề ra. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp bởi mọi thành viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng.

– Duy trì và cải tiến: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các quan điểm và nguyên tắc TQM. Cần chọn lựa những phương pháp, công cụ năng suất chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo