20. Kinh tế học

Tranh cãi vốn Cambridge (Cambridge Capital Controversy) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: ak5.picdn.net)

Tranh cãi vốn Cambridge

Khái niệm

Tranh cãi vốn Cambridge trong tiếng Anh là Cambridge Capital Controversy.

Tranh cãi vốn Cambridge là cuộc tranh luận giữa trường phái Cambridge ở Anh và trường phái tân cổ điển thuộc trường MIT ở Mỹ (gọi là trường phái Cambridge ở Mỹ) về tính chất đúng đắn của phương pháp tiếp cận tân cổ điển trong kinh tế học.

Nội dung về Tranh cãi vốn Cambridge

Luận điểm trung tâm của cuộc tranh luận này là khái niệm tư bản. Hai trường phái trên đưa ra quan điểm khác nhau về khái niệm tư bản, vị trí và khả năng sử dụng nó trong phân tích kinh tế, kể cả trong hàm sản xuất tổng hợp.

Theo quan điểm của trường phái Cambridge ở Anh, chỉ riêng khả năng thay đổi kĩ thuật sản xuất đã đủ để bác bỏ nhiều giả định của lí thuyết tân cổ điển (đặc biệt lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển). Ngược lại, trường phái tân cổ điển (MIT) cho rằng khả năng thay đổi kĩ thuật sản xuất có làm cho suy yếu các lí thuyết kinh tế rút ra từ những giả định không vững chắc, nhưng điều này không đủ để bác bỏ lí thuyết kinh tế tân cổ điển.

Tham khảo:   Du lịch nông thôn (Rural tourism) là gì? Lợi ích của du lịch nông thôn

Tranh cãi vốn Cambridge làm hồi sinh sự hứng thú với kinh tế học của Marx, đóng góp cho sự hình thành của trường phái tân Ricardian hay Sraffian, và là nguồn cảm hứng cho sự phát triển của trường phái Hậu Keynes.

Thật vậy, bài phê bình những năm 1920 của Sraffa về lí thuyết tân cổ điển của doanh nghiệp và bài phê bình đầu tiên của Sraffa về lí thuyết giá trị tân cổ điển có ảnh hưởng sâu sắc tới cuốn sách “lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của Keynes (1936).

Lời giải thích của trường phái Anh về ấn phẩm có ảnh hưởng tới bài viết của Keynes thì muốn giả định lí thuyết cổ điển về giá trị và sự phân bổ, trong khi của trường phái tân cổ điển là đạt tới lí thuyết cổ điển về giá trị và sự phân bổ.

Cuối cùng, bà Robinson thuộc đại học Cambridge (Anh) trong một lần đã nói rằng bà chưa bao giờ học toán và luôn luôn cố để suy nghĩ. Do vậy, các phép toán của Robinson chưa bao giờ vượt ra ngoài đại số và hình học cơ bản, đây là loại toán học được nhiều học sinh Mỹ ứng dụng trong hai năm đầu tiên ở trường trung học.

Tham khảo:   Phương pháp chiết trừ (Deduction method) là gì?

Mặt khác, phân tích kinh tế của Samuelson thuộc đại học MIT (Mỹ) đã dẫn lối trong việc sử dụng các công cụ tính toán, đại số tuyến tính, phương trình vi phân, phân tích thực và lập trình toán học. Lời bình luận ngắn của Robinson là một lời cảnh báo cho các nhà kinh tế học không cho phép kĩ thuật toán học chiến thắng sự hiểu biết thực sự về cách các nền kinh tế trong thế giới thực hoạt động.

Gần đây cuộc tranh luận lắng xuống vì trường phái Cambridge (Anh) cho rằng vấn đề đã được giải quyết.

(Tài liệu tham khảo: encyclopedia.com; Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo