31. Kỹ năng làm việc

Tư duy bản thân là newbie: bí kíp thành công ở môi trường mới!

Nuôi dưỡng tư duy của người mới bắt đầu là bí kíp thành công của bạn trong vai trò mới.

Vẽ lên một trang giấy trắng bao giờ cũng dễ dàng hơn vẽ lên một trang giấy chi chít màu sắc. Con người cũng vậy, luôn tư duy bản thân là newbie sẽ khiến tầm nhìn của bạn cởi mở hơn, sẵn sàng đón nhận và học hỏi những điều mới để ngày càng hoàn thiện và phát triển bản thân hơn nữa. Ngược lại, người cứ ôm khư khư suy nghĩ mình giỏi rồi, mình hơn người rồi thì mãi mãi chỉ có thể làm ếch ngồi đáy giếng mà thôi.

Người giỏi thực sự sẽ không bao giờ cho rằng mình đủ giỏi

Ngủ quên trên chiến thắng chính là con đường ngắn nhất dẫn bạn đến thất bại. Vẫn có câu “núi này cao còn có núi khác cao hơn”, vùng an toàn của mỗi người vô cùng hạn hẹp, nếu chưa từng bước ra khỏi ao thì bạn không thể biết được vùng trời ngoài kia có hằng hà sa số người cực giỏi nhưng vẫn rất khiêm nhường. Người giỏi thực sự sẽ không bao giờ cho rằng mình biết cả thế giới, sẽ không không giờ ngừng học hỏi, không ngừng làm mới bản thân, cập nhật kiến thức mới để có thể tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên số như hiện nay.

Khi bắt đầu một công việc mới, tâm thế của một người có kinh nghiệm và quá tự tin vào năng lực bản thân sẽ ngăn bạn tiếp nhận những điều mới, ngăn bạn thừa nhận cái hay, cái tốt của người khác và cản trở bạn thừa nhận những khiếm khuyết của bản thân. Khi học hỏi và hiểu biết đến mức độ nhất định, bạn cho rằng thế là đủ, bạn không còn gì để học, và rồi bạn dừng lại, bạn ung dung không chịu tìm tòi những kiến thức mới và bạn khiến mình trở nên lạc hậu so với phần còn lại của thế giới còn nhanh hơn tốc độ già đi của bản thân bạn. Vô hình trung, đây sẽ trở thành bức tường ngăn cách bạn với thành công.

Tham khảo:   Chứng chỉ PET là gì? Điều quan trọng cần biết về kỳ thi PET

Năng lực chưa đủ chỉ làm chậm tiến trình của bạn khoảng 50% nhưng sự tự phụ, kiêu ngạo sẽ khiến bạn chia tay với thành công ngay lập tức bởi vì bạn không còn hừng hực khí thế nữa, cũng không còn đam mê, máu lửa nữa. Thời điểm bạn cho rằng mình đủ giỏi, mình đủ hơn người và ngừng cố gắng chính là lúc bạn sẵn sàng đón nhận sự thất bại.

Tư duy newbie giúp bạn mở ra mọi cánh cửa tri thức và là bí kíp thành công

“Trong tâm trí của người mới bắt đầu có rất nhiều khả năng, trong tâm trí của chuyên gia thì có rất ít” – Thiền sư Shunryu Suzuki. Điều đó có nghĩa khi mang trong mình tâm thế của một người mới bắt đầu, bạn luôn là một người có thể được huấn luyện và đào tạo bởi vì bạn cởi mở, bạn luôn háo hức trước những điều mới mẻ và bạn không có định kiến với những người ít kinh nghiệm hơn và có thể thua kém bạn về mặt bằng cấp. Điều đó khiến bạn nhận được sự yêu quý từ mọi người và người ta sẽ sẵn sàng chia sẻ cho bạn những bài học quý báu của họ. Bí kíp thành công là đây chứ có phải ở đâu xa.

Hãy nhớ lại ngày đầu tiên bạn đi làm. Có phải bạn cảm thấy lo lắng nhưng cũng rất phấn khích? Bạn luôn cảm thấy mọi thứ mà bạn tiếp xúc mỗi ngày đều vô cùng mới mẻ và bạn luôn có nhu cầu được học hỏi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn? Vậy thì ngay cả khi bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định, hãy cố gắng giữ cho mình cái tâm thuở ban đầu vì chính tâm lý đó sẽ giúp bạn tiếp tục phấn đấu để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

“Bắt đầu với tâm thế của một newbie có tính tò mò đối với những điều mới mẻ, cởi mở và ham học hỏi là một trong những bí kíp thành công ở môi trường mới”.

Thời gian của chúng ta là hữu hạn nhưng kinh nghiệm mà chúng ta có thể trau dồi là vô hạn. Vì vậy, khi nghĩ mình là một newbie bạn sẽ nhận thấy bản thân còn rất nhiều thiếu sót, còn rất nhiều điều phải học hỏi và bạn sẵn sàng phá vỡ mọi rào cản để truy cầu kiến thức, để trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình.

Tham khảo:   8 kỹ năng đàm phán thương lượng cần thiết trong kinh doanh

Bạn biết đấy, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm nhưng chính những người có kinh nghiệm lại thường khiến nhà tuyển dụng bất lực vì khó bảo và thiếu hợp tác. Một người vừa có kinh nghiệm, vừa khiêm nhường và sẵn sàng học hỏi từ trang giấy trắng chính là kiểu ứng viên bất cứ ai cũng mong cầu bởi vì khả năng phát triển của họ là không giới hạn.

Nhiều năm trước, mình đã đọc được câu chuyện thế này: Xưa có một học giả đến để xin lời khuyên của một thiền sư thông thái về thiền. Khi thiền sư bắt đầu thảo luận một số chủ đề như tính không và thiền định, học giả kia liên tục ngắt lời nhằm gây ấn tượng và nói: “Ồ, tôi biết điều đó rồi”.

Thiền sư vẫn bình tĩnh và mời học giả kia uống trà. Khi trà đã pha xong, thiền sư rót trà vào cốc, rót đầy đến miệng làm trà tràn ra thành cốc và đổ xuống bàn. Học giả liền kêu lên: “Chiếc cốc đã đầy rồi. Ngài không thấy sao?”.

“Chính xác”, thiền sư mỉm cười trả lời: “Anh giống như chiếc cốc này vậy, tâm trí đã chứa đầy ý tưởng đến nỗi không còn tiếp thu thêm được gì nữa. Hãy quay lại khi chiếc cốc của anh đã rỗng”.

Ngày nay câu chuyện tương tự vẫn xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng mình biết tất cả và không cần phải khiêm tốn lắng nghe và học hỏi từ người khác. Hầu hết chúng ta làm đều đó một cách vô thức nhưng mọi người xung quanh vẫn thấy rất rõ rằng chúng ta không chấp nhận ý kiến mới để định hình suy nghĩ và quyết định của mình.

Tham khảo:   Bắt Nạt Công Sở: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp

Sông sâu tĩnh lặng – lúa chín cúi đầu, muốn bản thân giỏi hơn tuyệt đối không nên tự phụ. Những kinh nghiệm bạn có khi áp dụng trong một môi trường mới rất có thể sẽ không còn phù hợp nữa. Đó là lý do bạn phải không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cấp bản thân. Muốn làm được điều đó, bí kíp thành công là bạn cần phải tư duy mình là một newbie để luôn cởi mở và sẵn sàng tiếp thu những bài học mới.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo