41. Thương Mại Điện Tử

Xu hướng tiêu dùng: Khách hàng ngày càng quan tâm đến tính bền vững

Tính bền vững của sản phẩm là xu hướng mà Gen Z và Millennial ngày càng ưu tiên trong thói quen tiêu dùng mua sắm. Theo báo cáo thống kê của Online Library, 63% số người thuộc thế hệ Millennials sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và 88% người tiêu dùng trẻ (thuộc thế hệ Millennials và Gen Z) muốn mua hàng từ một thương hiệu cam kết phát triển bền vững. Tìm hiểu ngay về xu hướng khách hàng gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm thân thiện với môi trường trong bài viết này.

Xem thêm: Nắm bắt thói quen mua sắm của gen Z – khách hàng chủ lực trong tương lai gần

Thế nào là sản phẩm có tính bền vững?

Sản phẩm bền vững là những sản phẩm được thiết kế, sản xuất và sử dụng một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với Trái Đất và con người. 

Điểm quan trọng của sản phẩm bền vững là khả năng duy trì sự ổn định và hiệu quả qua thời gian mà không gây hậu quả tiêu cực cho môi trường hay cộng đồng xã hội. Các sản phẩm bền vững thường được thiết kế để kéo dài tuổi thọ và sử dụng tối đa tài nguyên, sử dụng các vật liệu tái chế hoặc tái sử dụng nhằm giảm thiểu lượng rác thải. 

Sản phẩm có tính bền vững là gì?

Sản phẩm có tính bền vững là gì?

Xu hướng khách hàng tăng cường quan tâm đến tính bền vững

Các báo cáo gần đây của Stern, Morganmyers và Newsroom cho thấy xu hướng khách hàng tăng cường quan tâm đến dịch vụ và sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ:

  • Các sản phẩm được tiếp thị là sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường mang lại 50,1% mức tăng trưởng thị trường từ năm 2013-2018, chiếm 16,6% thị trường tiêu dùng về doanh thu trong năm 2018.
  • Các sản phẩm được tiếp thị là sản phẩm bền vững tăng trưởng nhanh hơn 5,6 lần so với các sản phẩm thông thường.
  • Có đến 88% người tiêu dùng cho biết họ kiểm tra tác động đến môi trường của sản phẩm trước khi mua sản phẩm.
  • 72% số người được hỏi cho biết họ đang tích cực mua nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn so với 5 năm trước, trong khi 81% cho biết họ dự kiến ​​sẽ mua nhiều hơn các sản phẩm bền vững trong 5 năm tới.
  • 50% số người được hỏi sẵn sàng trả phí cao hơn cho các sản phẩm cam kết tính bền vững.
Số liệu chứng minh khách hàng tăng cường quan tâm sản phẩm bền vững 

Số liệu chứng minh khách hàng tăng cường quan tâm sản phẩm bền vững

Nguyên nhân khách hàng tăng cường quan tâm đến tính bền vững

Có nhiều nguyên nhân đằng sau việc thúc đẩy sự tăng cường quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm thân thiện với môi trường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Tăng nhận thức về vấn đề môi trường: Các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, mất rừng và giảm đa dạng sinh học đang ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người, và điều này đã làm tăng cường ý thức cần phải hành động để bảo vệ môi trường. Khách hàng nhận ra rằng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ bền vững có thể là một cách để họ đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề này. Nghiên cứu người tiêu dùng năm 2020 của IBM Newsroom cho thấy 62% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ sẵn sàng thay đổi thói quen mua hàng để giúp giảm tác động đến môi trường (tăng 15% so với hai năm trước đó).

Khách hàng tăng cường nhận thức nên ưa chuộng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên

Khách hàng tăng cường nhận thức nên ưa chuộng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên

Thông tin dễ dàng tiếp cận: Internet và các phương tiện truyền thông xã hội đã làm cho thông tin về các vấn đề bền vững trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Số lượt tìm kiếm trực tuyến về sản phẩm bền vững trên toàn cầu đã tăng 71% trong 5 năm qua. Khách hàng có thể nhanh chóng tìm hiểu về hành vi và ảnh hưởng của các doanh nghiệp đối với môi trường thông qua các nguồn thông tin trực tuyến. Khách hàng cũng có thể nhanh chóng tra cứu thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp có cam kết bền vững đã và đang nhận được sự quan tâm nhiều hơn của khách hàng.

Tham khảo:   Shoppertainment – Xu hướng mua sắm hot nhất hiện nay

Sự tăng cường của phong trào bền vững: Các phong trào xã hội, nhóm những người ủng hộ bền vững và các chiến dịch như “Tuesday Greeen” hay “Plastic-Free July” đã làm tăng cường nhận thức cộng đồng về tính bền vững. Những người tiêu dùng thường cảm thấy gắn kết với các giá trị và mục tiêu tích cực này, do vậy họ tìm kiếm và ủng hộ các sản phẩm và doanh nghiệp có tác động tích cực đến môi trường nhiều hơn.

Tăng cường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: Người tiêu dùng mong đợi các doanh nghiệp không chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà còn phải đóng góp tích cực vào cộng đồng và bảo vệ môi trường. Theo số liệu của Recyclinglives, 87% người tiêu dùng muốn các thương hiệu hành động ngay vì sự bền vững trong tương lai. Do đó, các công ty chú trọng và cam kết sản phẩm thân thiên, bền vững với môi trường không chỉ thu hút khách hàng mà còn có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.

Các yếu tố quyết định tính bền vững của sản phẩm/dịch vụ

Tính bền vững của sản phẩm hoặc dịch vụ được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quyết định:

Nguyên liệu và nguồn gốc: Sử dụng nguyên liệu từ các nguồn cung cấp bền vững là một yếu tố quan trọng. Các công ty càng chú trọng đến việc đảm bảo rằng nguồn cung cấp của họ tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững, như không gây thiệt hại cho rừng và môi trường, không làm mất mát đa dạng sinh học và không gây ra tác động tiêu cực đối với cộng đồng.

Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất ảnh hưởng đến lượng năng lượng tiêu thụ, lượng khí nhà kính phát thải, và việc quản lý chất thải. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Sử dụng công nghệ và quy trình sản xuất hiệu quả cao để giảm lượng nguyên liệu và năng lượng cần thiết, giảm lượng chất thải và tăng cường năng lượng tái tạo, tối ưu hóa các nhiên vật liệu sử dụng trong quy trình sản xuất là những yếu tố quan trọng.

Tham khảo:   6 xu hướng thương mại điện tử sẽ tạo đột phá

Bao bì: Cách bao bì được thiết kế và vật liệu sử dụng đóng gói được sử dụng có thể ảnh hưởng đến lượng rác thải và tác động đến môi trường. Các doanh nghiệp hiện nay có xu hướng sử dụng túi giấy, túi vải, túi cói, lá cây, bao bì tái chế… để đóng gói và khuyến khích khách hàng mang túi khi đi mua sắm thay vì sử dụng túi 1 lần.

Sản phẩm bền vững có thể tái chế hoặc tái sử dụng: Thiết kế sản phẩm để có thể tái chế nhiều lần sau khi sử dụng hoặc vòng đời sử dụng lâu dài giúp giảm lượng rác thải và tối ưu hóa tài nguyên. 

Chu trình sử dụng dài hạn: Sản phẩm tác động tích cực đến môi trường thường được thiết kế để có một chu trình sử dụng lâu dài, nhằm hạn chế lượng rác thải, cần ít sửa chữa hoặc thay thế.

Tuân thủ các tiêu chuẩn: Công ty cần có cam kết hoặc chứng nhận đối với sản phẩm bền vững hoặc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm thân thiện với môi trường. Ví dụ: 

  • Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu (GOTS): Chứng nhận hàng dệt hữu cơ trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
  • Hội đồng quản lý rừng (FSC): Đảm bảo các sản phẩm từ rừng của doanh nghiệp được quản lý và đáp ứng các tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường.
  • Chứng nhận từ Cradle to Cradle (C2C): Đánh giá các tác động đến môi trường và khả năng bền vững, tuần hoàn của sản phẩm.
  • Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO): Phát triển các tiêu chuẩn khác nhau về trách nhiệm xã hội và môi trường như ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường) và ISO 26000 (Trách nhiệm xã hội).

Chiến lược thực hiện tính bền vững trong kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược thực hiện tính bền vững của doanh nghiệp là quá trình tích hợp và thực thi các hành động nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường, xã hội và kinh tế, đồng thời tăng cường giá trị cho cả doanh nghiệp và cộng đồng. Dưới đây là một số chiến lược cơ bản để xây dựng chiến lược bền vững cho doanh nghiệp:

Xác định cam kết từ ban lãnh đạo: Xác định cam kết từ cấp cao nhất của doanh nghiệp về tính bền vững. Điều này thường được thể hiện thông qua các tuyên bố, mục tiêu chung và mục đích bền vững. 

Xây dựng chiến lược bền vững chính thức:96% trong số 250 công ty hàng đầu thế giới hiện đang thực thi các chiến lược tác động tích cực đến môi trường. Phát triển một chiến lược bền vững chi tiết và có thể đo lường được, bao gồm các mục tiêu và chỉ số hiệu suất cụ thể. Chiến lược này nên tập trung vào các lĩnh vực như nguồn nguyên liệu, quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, và quản lý chuỗi cung ứng.

Tham khảo:   Chiến lược tích hợp thiết bị di động

Kích thích sự thay đổi tư duy: Hơn 80% công ty được khảo sát có kế hoạch tăng cường đầu tư vào sản phẩm thân thiện với môi trường và thiết lập các mục tiêu bền vững môi trường trong nội bộ. Thay đổi văn hóa tổ chức để khuyến khích sự tư duy và hành động bền vững. 

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Cải thiện quy trình sản xuất để giảm lượng chất thải, tiêu thụ năng lượng và tác động môi trường. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tái chế nguồn nguyên liệu, sử dụng các phương pháp sản xuất tác động tích cực đến môi trường. 

Thúc đẩy dịch vụ và sản phẩm thân thiện với môi trường: Phát triển và thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Điều này có thể bao gồm việc thiết kế sản phẩm có thể tái chế, giảm gói, và cung cấp lựa chọn thân thiện với môi trường cho khách hàng. Sử dụng bao bì có thể tái chế và giảm lượng chất thải từ bao bì.

Sự tăng cường quan tâm đối với tính bền vững của khách hàng không chỉ là một xu hướng ngắn hạn mà còn là sự phản ánh nhận thức của khách hàng về trách nhiệm xã hội và tầm ảnh hưởng của họ đối với hành vi kinh doanh. Những con số thống kê đã chỉ ra rằng tính bền vững sẽ là một tiêu chí quan trọng quyết định hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong tương lai. Vì vậy, những doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ với bền vững sẽ có cơ hội để duy trì và phát triển thương hiệu mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo