Kỹ năng Tư duy sáng tạo

10 Cách khơi dậy khả năng sáng tạo cực hiệu quả

Bạn cần một “nghi thức” tạo cảm hứng

Một trong những cách để giúp nâng cao tinh thần bản thân và tạo cảm hứng mỗi ngày chính là tìm cho mình một “nghi thức” tạo cảm hứng sáng tạo phù hợp. Điều này giúp bộ não bạn hoạt động tốt hơn. Nó có thể bắt đầu bằng nhiều cách thức khác nhau. Với một số người đó là đọc sách buổi sáng, nghe nhạc hoặc dành vài phút để hít thở sâu.

Sáng tạo điều gì đó mỗi ngày

Tạo ra điều gì đó mỗi ngày, thậm chí bạn chỉ cần dành ra 5 hoặc 10 phút là đã quá đủ. Một số người thì viết lách, vẽ ra giấy sơ đồ tư duy, phát triển mô hình kinh doanh hoặc nhân vật hoạt hình yêu thích… Cứ như thế, chẳng mấy chốc thành quả của bạn là “rổ ý tưởng” của riêng mình.

Đừng nóng vội, hãy nghỉ ngơi

Khi bạn cảm thấy vướng mắc một điều gì đó và không thể nghĩ ra ngay, hãy dừng lại và dành thời gian để phục hồi não bộ. Bạn cần đứng dậy, ra khỏi ghế và hít thở sâu cũng như suy nghĩ về đi dạo đâu đó. Đó có thể là sử dụng ghế mát-xa, gọi một cốc cà phê thơm phức hoặc trò chuyện cùng đồng nghiệp. Những hoạt động nhỏ này có thể giúp bạn phục hồi tâm trạng và biết đâu được, trong thời gian làm những việc nhỏ này bạn lại nảy sinh những ý tưởng mới hay hơn thì sao?

Xây dựng mối quan hệ

Rèn luyện tư duy sáng tạo còn được hình thành từ các mối quan hệ hằng ngày và từ những người bạn giao tiếp, tương tác thường xuyên. Lắng nghe những quan điểm mới mẻ và nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau có thể giúp bạn tái cấu trúc ý tưởng của mình.

Tham khảo:   Làm Thế Nào Để Có Được Những Ý Tưởng Đột Phá?
Cách rèn luyện tư duy sáng tạo
Gặp gỡ người mới và xây dựng thêm các mối quan hệ thì cần thiết cho việc kích thích khả năng sáng tạo.

Luyện tập thể thao

Có thể bạn chưa biết nhưng sức khỏe thể chất thường đi đôi với sức khỏe tinh thần. Các hoạt động thể chất có thể giúp bạn sáng tạo hơn, nhất là khi công việc của bạn ít vận động. Hãy ra ngoài chạy bộ, đi dạo, đạp xe hay bất cứ môn thể thao nào phù hợp với bạn. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái tâm trí và sau đó quay lại với việc tìm ý tưởng của mình bằng một đầu óc tươi tỉnh.

Theo dõi các nguồn sáng tạo khác

Ý tưởng được tạo nên từ ý tưởng, bạn có thể tìm kiếm điều này ở các buổi triển lãm nghệ thuật, hoặc thông qua các website đặc biệt dành riêng cho việc khai thác ý tưởng.

Rèn luyện tư duy sáng tạo bằng cách ghi chú nhanh

Nếu bạn cho rằng việc ghi chép chỉ dành cho những ai còn cắp sách đến trường thì quả sai lầm to lớn. Việc ghi chép nên được duy trì ngay cả khi bạn không còn đến trường lớp vì hành động tay ghi chép sẽ đồng bộ với khả năng ghi nhớ của não tốt hơn.

Bạn không nhất thiết phải viết tất cả, một vài mẹo ghi chú sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và ghi nhớ hiệu quả. Từ những lần như vậy, khi “bí” ý tưởng, bạn có thể sử dụng những tư liệu từ những lần ghi chú tham khảo để khai thác và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo cho mình.

Tìm kiếm những trải nghiệm mới

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng sự thật là không nhiều người đủ “chịu khó” trong việc đi xa và nhiều. Vì nhiều lý do khác nhau như không đủ tài chính, công việc gia đình bận rộn… Tương tự việc phá vỡ thói quen hàng ngày, việc đi nhiều nơi, tiếp xúc với những điều mới mẻ giúp bạn nảy nở ý tưởng mới tốt hơn thông qua những trải nghiệm mới này.

Tham khảo:   Các Ý Tưởng Sáng Tạo Đột Phá Và Cách Để Mọi Người Ủng Hộ
Tư duy sáng tạo
Hãy thử đi đâu đó để mở rộng tầm mắt và thu nạp thêm nhiều điều mới (Nguồn ảnh: Daniela Volpari)

Những vùng đất mới, con người mới hay phong tục tập quán mới sẽ cho bạn những cảm nhận riêng, trí óc được tiếp thu và đem đến cho bạn nhiều ý tưởng mới hay ho. Nếu bạn không có nhiều thời gian để du lịch nước ngoài thì có thể khám phá những nay ngay chính thành phố mình sinh sống. Bạn có thể đến một quán cà phê mới khai trương, tham gia một buổi triển lãm, hoặc thử một khóa làm gốm nghệ thuật…

Kết nối các ý tưởng bị bỏ qua trong quá khứ

Một trong những cách “cứu” bạn hiệu quả khi không thể nghĩ ra ngay lập tức các ý tưởng cho công việc hiện tại, hãy thử dùng lại những ý tưởng bị bỏ đi trong quá khứ. Biết đâu được giờ đây ở hoàn cảnh mới chúng lại phát huy tác dụng thì sao? Kết nối các ý tưởng đó với nhau hoặc biến tấu một chút chẳng hạn. Một lần nữa chúng ta cần hiểu rằng, có thể 99% trong số đó là tồi, nhưng chỉ cần là 1% còn lại hiệu quả là đủ.

Brainstorming

Đọc đến đây có thể bạn sẽ cảm thấy không đồng tình vì bài viết dành cho việc khơi nguồn ý tưởng cá nhân nhưng tại sao JobHop lại nhắc đến Brainstorming (thảo luận nhóm). Không nhầm đâu, việc tham gia vào một cuộc thảo chung với mọi người sẽ giúp bạn nảy sinh những ý tưởng mới hiệu quả, đôi khi là dựa trên ý tưởng của một ai đó, giúp bạn phát triển nó hay hơn.

Tham khảo:   Những vấn đề cốt lõi của tư duy đột phá

Mỗi người là một nguồn thông tin quý giá, và có một góc nhìn khác biệt mà trước đó bạn chưa bao giờ biết đến. Trong một số tình huống, bạn không thể chỉ trông chờ vào việc tự mình đưa ra mọi giải pháp. Bạn cần đặt câu hỏi và thắc mắc. Nếu bạn bị mắc kẹt tại một vấn đề, hãy nhìn xem người khác hay tổ chức khác xử lý vấn đề tương tự ra sao.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc