Kỹ năng Tư duy chiến lược, Kỹ năng Tư duy sáng tạo, Kỹ năng Tư duy đột phá

Làm Thế Nào Để Có Được Những Ý Tưởng Đột Phá?

Bài viết sau được dịch từ chia sẻ trên psychologytoday.com của Tiến sĩ Mark Batey – chuyên viên nghiên cứu về sự sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu tại Manchester Business School.

Đâu là cách tốt nhất để có được những ý tưởng tuyệt vời? Chúng ta có thể đạt được bước đột phá tiếp theo để tạo ra sự khác biệt như thế nào? Khoảnh khắc eureka đến từ đâu? Những câu hỏi này và nhiều câu khác tương tự đã làm đau đầu các nhà nghiên cứu và cả ngành công nghiệp.

Chúng ta thường tìm cảm hứng từ các câu chuyện xung quanh những khám phá khoa học vĩ đại. Chẳng hạn như Archimedes chạy quanh khắp đường phố Syracuse và hùng hồn tuyên bố “Tôi nghĩ ra rồi!”, phát hiện của Alexander Fleming về penicillin hoặc liên tưởng của August Kekulé về các con rắn cắn nhau, giúp ông nhận ra rằng benzene có cấu trúc vòng khép kín.

Bây giờ khoa học đang tìm hiểu cách làm thế nào để cải thiện óc sáng tạo nhằm đưa ra ra nhiều cải tiến. Chìa khóa để tối ưu hoá quá trình giải quyết vấn đề sáng tạo là hiểu được cơ chế quan trọng mà những ý tưởng ban đầu hữu ích được tạo ra – các mối liên kết… Những ý tưởng sáng tạo được tạo ra từ sự kết hợp giữa nhiều ý tưởng, suy nghĩ và các kiến thức sẵn có. Sự kết hợp càng phức tạp và khác lạ, cơ hội nảy ra ý tưởng cải tiến đột phá càng cao.

Nhà toán học Hermann von Helmholtz đã công nhận quá trình suy nghĩ sáng tạo vào năm 1896, quan niệm này không giống với khuôn mẫu ngày nay và nó có thể làm nền móng cho những bước đơn giản như sau:

  1. Tìm hiểu vấn đề – Các đột phá vĩ đại gần như luôn luôn bắt đầu với việc xác định sâu sắc những câu hỏi, vấn đề hoặc thách thức quan trọng cần đánh bại. Đừng nhảy vội động não mà không sử dụng triệt để tính tò mò của bạn hoặc tìm ra những câu hỏi chính (và câu trả lời!) từ nhiều nguồn khác nhau. Trong nhiều lĩnh vực, việc “thực hành” và tham gia tương tác với người sử dụng, sản phẩm, quy trình và dịch vụ sẽ giúp thúc đẩy nguồn cảm hứng. Các công cụ tư duy trong “Phương pháp Kipling” hoặc “Một ngày trong đời” thực sự có thể giúp ích trong trường hợp này.
Tham khảo:   5 Câu hỏi xác định doanh nghiệp có đang đi đúng hướng?

 

  1. Đặt nền móng và chuẩn bị – Một khi thách thức, cơ hội hay vấn đề đã được xác định, điều cần thiết là phải có được kiến thức sâu rộng về lĩnh vực cần quan tâm. Đọc nhiều, nói chuyện với các chuyên gia, lính mới và đồng minh, nhưng ở những lĩnh vực không cạnh tranh. Tóm lại … phải đắm mình trong “vấn đề”. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó không chỉ tập trung vào kiến thức về kỹ thuật mà làm tăng tính sáng tạo, thông tin liên quan và ít liên quan có thể là chìa khóa. Trở lại cơ chế kết nối sáng tạo – tập trung kiến thức, tương tác với thông tin “không bình thường” nhằm thúc đẩy các quan điểm phức tạp và khác biệt.

 

  1. Ấp ủ – Chủ động dành thời gian cho phép mọi kiến thức và cái nhìn sâu sắc thấm nhuần, hòa trộn, tạo thành những liên kết phức tạp và từ đó, những ý tưởng tuyệt vời được sinh ra. Ấp ủ cũng là một quá trình tích cực – nói chuyện với mọi người, hãy đọc nhiều hơn và xem các tình huống quen thuộc phản ánh lại những thử thách của bạn như thế nào. Bí quyết để ấp ủ là bắt đầu sớm và cho phép những suy nghĩ của bạn hòa lẫn với nhau – các nhà lãnh đạo có thể được huấn luyện về cách khuyến khích sự ấp ủ sáng tạo trong nhóm của họ.
Tham khảo:   Mô hình phân tích 7S McKinsey và các thách thức trong thực thi chiến lược

 

  1. Tạo lập và tưởng tượng – Linus Pauling, người hai lần đoạt giải Nobel đã từng nói rằng “Nếu bạn muốn có những ý tưởng hay, bạn phải có thật nhiều ý tưởng. Hầu hết trong đó sẽ sai, và cái bạn cần học là biết cách bỏ đi thứ gì. “Sự sáng tạo tuyệt vời đòi hỏi sức chứa lớn. Nghĩ ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, làm việc với một đội ngũ đa dạng để nảy ra thêm nhiều ý tưởng, hãy làm thật thấu đáo và hãy để lại sự tỉnh táo, lý do và thành kiến ở sang một bên. Có một số kỹ thuật hữu ích để tối ư hóa quá trình sáng tạo như Attribute listing và Brainwriting. Các nhà lãnh đạo cũng có vai trò rất lớn trong việc thiết lập các điều kiện phù hợp như tôi đã giải thích trong một bài báo gần đây. Tiếp theo sẽ là sự phân tích cặn kẽ hơn…

 

  1. Đánh giá – Quá trình sáng tạo thường huy động một cách thận trọng và từ từ nghi ngờ, phán đoán, phân tích, kiểm tra và thực tế đối với các ý tưởng. Hãy suy nghĩ cẩn thận về các tiêu chí đang được áp dụng để đưa ra lựa chọn cuối cùng về “ý tưởng chiến thắng”. Những ý tưởng tuyệt với thường bị bỏ qua quá sớm, trong khi chỉ cần phát triển nhiều hơn sẽ dẫn tới sự đột phá lớn. Đừng vội bỏ sót ngọc thô!
Tham khảo:   Những ví dụ điển hình về tư duy sáng tạo

Làm theo các bước đơn giản nêu trên (với một cái đầu thật tỉnh táo) và chúng sẽ giúp bạn áp dụng khoa học của tư duy đột phá.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo