Chiến Lược Kinh Doanh, Kỹ năng Tư duy chiến lược

12 Xu hướng kinh doanh CEO cần biết để điều chỉnh chiến lược

Nhận định xu hướng kinh doanh để có chiến lược kinh doanh phù hợp là rất quan trọng đối với lãnh đạo doanh nghiệp. “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế” – Ngô Thì Nhậm

“Nói tóm lại, chúng ta phải nhìn lại tương lai. Nhưng vì tương lai có nhiều mặt, vậy chúng ta phải bắt đầu nhìn lại như thế nào?” – Rowan Gibson trong cuốn sách “Tư duy lại tương lai”.

Thực tế là thế giới đang đối diện với quá nhiều biến động với nhiều xu hướng nay thế này mai thế khác. Vấn đề là chúng ta đang đối diện với quá nhiều nguồn thông tin về các xu thế nảy nở từng ngày vậy thì làm sao chúng ta có thể tinh lọc và nắm bắt những xu thế cốt yếu.

Sau đây là trích tổng hợp của chúng tôi về các xu hướng kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo. Có những xu thế đang gia tăng, ngược lại cũng có thứ đang giảm hoặc không tăng không giảm.

Xu hướng kinh doanh #1: Nỗi lo tăng giá nguồn lực đầu vào vẫn căng thẳng

Ngay trước khủng hoảng, nhu cầu hàng hóa, từ năng lượng đến thực phẩm gia tăng đã gây ra tăng giá đột biến. Sự suy giảm các hoạt động kinh tế trong khủng hoảng đã làm thay đổi xu hướng tăng giá đó. Giá dầu thô là một ví dụ, đã giảm nhiều từ $140 xuống mức $40 một thùng trong thời gian 6 tháng.

Tuy nhiên, các nhà khai thác dầu chính của thế giới vẫn hạn chế cung cấp, việc này có thể gây ra tăng giá nếu đầu vào năng lực khai thác dầu bị trì hoãn. Tùy theo mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động của cuộc suy thoái gây ra bởi khủng hoảng mà năng lực khai thác dư thừa có thể làm giá dầu trong thời gian từ năm 2010 – 2013 hạ thấp xuống bằng mức năm 2007 (trong khi dự đoán giá dầu trước đó là tăng vọt). Bên cạnh đó, quan ngại về lượng nước ngọt cũng đang gia tăng, do nhu cầu sử dụng của công nghiệp hóa và hiện tượng thay đổi khí hậu.

Dự báo trước năm 2030, 85% dân số toàn cầu (chiếm 40% GDP) sẽ có nhu cầu về nước vượt quá lượng nước cung cấp và khai thác được. Đối phó với xu thế này, các chiến lược gia nên lập kế hoạch đặt trong bối cảnh tương lai khi mà giá cả nguồn lực đầu vào tăng, biến động, thậm chí thiếu hụt nguồn lực. Ví dụ, Google đã thu mua đất gần các khu vực có nguồn năng lượng thủy điện ở Pacific North- west. Họ tin rằng, trong các năm tiếp theo, cái gọi là “hiệu suất nguồn lực” (tỷ lệ kết quả đầu ra trên từng đơn vị đầu vào nguồn lực như dầu, năng lượng, nước, hay các nguồn lực khác) sẽ trở thành vấn đề trung tâm của sức cạnh tranh doanh nghiệp.

Xu hướng kinh doanh #2: Những triển vọng toàn cầu hóa đang bị thách thức

Nhận định của McKinsey: trong tất cả các xu thế mà chúng ta trải qua trước cuộc khủng hoảng lần này thì toàn cầu hóa dường như là một xu thế có độ chắc chắn nhất. Tuy nhiên, trong thời điểm khủng hoảng, một số khía cạnh của hội nhập kinh tế toàn cầu đang bị đặt một “dấu chấm hỏi lớn”.

Đà tăng trưởng của toàn cầu hóa về hàng hóa dịch vụ có thể bị ngăn chặn bởi vì hoạt động thương mại toàn cầu đã suy giảm cùng nhu cầu. Xu thế toàn cầu hóa không có khả năng được duy trì. Triển vọng phục hồi kinh tế, tình trạng mất việc, leo thang giá cả tiêu dùng dường như đang tấn công trực diện vào xu thế tự do thương mại.

Nhưng lại có rất ít những khát khao chính trị cho việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại, trong khi chủ nghĩa bảo hộ đang thắng thế và xu hướng thiết lập trở lại hệ thống bảo hộ là rất lớn.

Theo đánh giá của McKinsey thì đây là những hậu quả nhãn tiền: thị trường lao động có tay nghề, trình độ cao bị tác động của hàng rào ngăn chặn di chuyển lao động toàn cầu do suy giảm hoạt động toàn cầu hóa sẽ khiến các nước phương Tây có cơ cấu dân số già cao bị thiếu hụt lao động, nhưng sẽ có tỉ lệ gia tăng của lao động tốt nghiệp đại học tại các thị trường mới nổi. Xét tổng thể, thị trường lao động trình độ cao cũng vẫn có triển vọng tăng trưởng lớn.

McKinsey cho rằng, khi khủng hoảng làm suy giảm các hoạt động toàn cầu hóa thì hoạt động tài chính quốc tế sẽ dễ bị tổn thương. McKinsey cũng chỉ ra hạn chế của những biện minh cho việc kiểm soát dòng luân chuyển vốn quốc tế và việc triển khai, kiểm duyệt quốc tế, do các vấn đề không kiểm soát được của các liên kết tài chính thế giới trong khủng hoảng.

Tham khảo:   Bí quyết để khách mua hàng từ các tập đoàn hàng đầu thế giới

Toàn cầu hóa suy giảm sẽ làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực vốn trên phạm vi toàn cầu. McKinsey đề xuất cách tốt nhất để đối phó trong tình huống này: minh bạch hóa, kiểm soát tốt hơn nữa hệ thống tài chính toàn cầu, sự phối hợp giữa các ngân hàng trung ương và cách tiếp cận toàn cầu đối với quản lý rủi ro. Do toàn cầu hóa đang bị thách thức mà McKinsey gợi ý, trong các chiến lược của nhà quản trị nên lập kịch bản cho tình huống bảo hộ mở rộng, các quy định và chi phí giao dịch gia tăng.

Xu hướng kinh doanh #3: Thoái lui niềm tin kinh doanh

Dấu hiệu căng thẳng trong mối quan hệ giữa kinh doanh và xã hội dân sự đã thể hiện trước thời điểm khủng hoảng. Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu đến nay, niềm tin kinh doanh đã sụt giảm nghiêm trọng.

Chỉ số đo niềm tin Edelman cho thấy, 62% người trưởng thành ở 20 quốc gia đã giảm niềm tin vào các tập đoàn tại thời điểm tháng 12 năm 2008 so với thời điểm trước đó.

Tại sao điều này gây quan ngại cho các chiến lược gia? Bởi vì, môi trường mà lòng tin thấp sẽ làm cho mọi hoạt động trở nên khó khăn. Đối với một công ty nào đó, suy giảm lòng tin sẽ dẫn đến mức chi phí giao dịch cao hơn, hạ thấp giá trị thương hiệu, gia tăng khó khăn cho việc thu hút, giữ chân và quản lý nhân sự tài năng.

Cuối cùng, nó có thể mang ý nghĩa tẩy chay, hình ảnh tiêu cực trong công chúng và kết quả điều chỉnh không mong đợi. Đối với hoạt động kinh doanh nói chung, mất lòng tin vào hệ thống đánh giá quản trị của tập đoàn có thể dẫn đến việc áp đặt hệ thống quy định, làm gia tăng chi phí tiềm tàng để duy trì việc tuân thủ và dẫn đến giảm sự linh hoạt (như đã từng xảy ra khi các quy định của Sarbanes-Oxley được áp đặt sau những bê bối làm suy sụp trong năm 2000). Yêu cầu chiến lược cho hầu hết các công ty là làm sao lấy lại lòng tin của cổ đông và quản lý các mối quan hệ có hiệu lực hơn nữa. Yêu cầu này cần được bắt đầu từ cấp cao nhất.

Các lãnh đạo tập đoàn cần chỉ ra cho các hiệp hội dân sự rằng, họ hiểu các mối quan ngại liên quan đến chính trị và người dân, để có mức bồi thường và xử lý hợp tình, hợp lý, quản lý rủi ro, giám sát phúc lợi…

Lấy lại niềm tin cũng có nghĩa là chia sẻ quyền giữ cổ phần, trên quan điểm mục tiêu của quản lý là làm gia tăng giá trị cho cổ đông. Thay vì chỉ có những cổ đông lớn thì cần mở rộng quyền nắm giữ cổ phần cho nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các cộng đồng, báo chí, các nghiệp đoàn, chính phủ và hiệp hội dân sự,…

Phương pháp đa sở hữu đã ăn sâu vào tiềm thức các doanh nghiệp Á, Âu nhưng lại là thách thức đối với các công ty của Mỹ và Anh. Hai nước này sẽ khó khôi phục lòng tin hơn, vì có tập quán chỉ những cổ đông lớn nắm quyền ra quyết định, bồi thường, và thực hành quản lý.

Xu hướng kinh doanh #4: Chính phủ ngày càng giữ vai trò lớn hơn

xu hướng kinh doanh CEO cần biết để điều chỉnh chiến lược

Sự tham gia nhiều hơn của chính phủ vào kinh doanh là một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc khủng hoảng lần này. Các nhà hoạch định chính sách đang tham gia vào hàng loạt các gói kích thích, nhằm vực dậy các công ty chao đảo trong cuộc khủng hoảng cùng với các điều chỉnh mới. Chính phủ đã tham gia vào các quyết định mà lý ra thuộc địa hạt của các nhà quản lý và ban giám đốc. Các cuộc khủng hoảng trước đây đã dẫn đến thay đổi căn bản vai trò của chính phủ, khủng hoảng lần này cũng vậy.

McKinsey gợi ý: các nhà quản lý doanh nghiệp nên rà soát lại chiến lược của họ trên hai bình diện: Một là, giúp định hình và chuẩn bị đầy đủ cho một thể chế điều chỉnh mới. Hai là, hãy nhận thức rằng khu vực công sẽ gia tăng tầm quan trọng, sẽ trở thành khách hàng chính cho rất nhiều ngành bởi vì sự gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu của khu vực công cộng.

Tuy nhiên, đi xa hơn khuôn khổ của khủng hoảng lần này, thâm hụt leo thang chưa từng có và già hóa dân số sẽ dẫn nhiều quốc gia đến một sự co rút, thu hẹp tài chính. Các chính phủ cũng tự nhận thức được áp lực căng thẳng trong việc tạo ra dịch vụ mang tính xã hội ở mức giá rẻ. Quan hệ đối tác sáng tạo giữa khu vực công và khu vực tư nhân sẽ trở nên quan trọng trong giải quyết thách thức của lần khủng hoảng này.

Tham khảo:   Kế hoạch hành trình bán hàng mang lại đột phá doanh số

Xu hướng kinh doanh #5: Quản lý ngày càng gần với khoa học

Quản lý trở thành một môn khoa học là xu thế vẫn đang tiếp diễn. Tính sẵn có của số liệu và công nghệ máy tính, các mô hình toán và tài chính đa dạng đang biến nhiều lĩnh vực quản lý thành một môn khoa học.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng cho thấy sự không tương thích, không phù hợp của các mô hình khoa học quản lý hiện tại đã định hình một xu thế mới trong khoa học quản lý: đó là tính “động”, cơ sở của khoa học hành vi, yếu tố phản hồi trong các mô hình và những giả định hợp lý, thực tế hơn.

Xu hướng kinh doanh #6: Chuyển đổi các phương thức tiêu dùng

Qua phân tích nhóm đối tượng tiêu dùng của Mỹ và bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay đã đặt ra câu hỏi quốc gia nào, khu vực nào sẽ trở trành trung tâm tiêu dùng của thế giới? McKinsey đã chỉ ra ba tình huống:

  1. Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn duy trì địa vị dẫn đầu chi tiêu tiêu dùng, nhưng sẽ chậm lại cả về quy mô và giá trị so với thời điểm trước cuộc khủng hoảng (có thể kéo dài vài năm, thậm chí hàng thập kỷ).
  2. Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản định hình những trung tâm tiêu dùng ở Châu Á, nhưng quy mô và giá trị phụ thuộc vào chính sách kích thích của từng chính phủ, tập quán tiêu dùng và tỷ lệ tiết kiệm tại mỗi quốc gia.
  3. Một thế giới đa cực tiêu dùng, phụ thuộc vào tình hình phục hồi kinh tế và các chính sách của Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. McKinsey cũng đưa ra gợi ý cho các chiến lược gia:

Chuẩn bị tình huống tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu dài hạn chậm hơn trong tiêu dùng toàn cầu.

Các công ty đang phụ thuộc vào mức tăng trưởng của các thị trường chủ chốt, đặc biệt cho các sản phẩm bão hòa cần tìm được thị phần hoặc là chuyển hướng cạnh tranh sang nhóm sản phẩm mới.

Xu hướng kinh doanh #8: Chuyển đầu tư sang Châu Á

Tiêu dùng rõ ràng đang tăng trưởng ở Trung Quốc và Ấn Độ hơn là các thị trường phát triển khác.

Đặt trọng tâm vào nhóm đối tượng tiêu dùng lớn tuổi Trong vòng 5 năm, hơn một nửa chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ sẽ do nhóm khách hàng có độ tuổi ngoài 50 và phần trăm đóng góp của các hộ gia đình lớn tuổi sẽ tăng ở Châu Âu cũng như Nhật Bản.

Tìm cách chào bán hàng hóa xa xỉ đắt tiền

Thắt chặt hơn hầu bao, không có nghĩa hộ gia đình sẽ hạ thấp mong muốn. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy trong khi các nền kinh tế tăng trưởng chậm lại thì người tiêu dùng cũng vẫn cần cảm giác họ đang sống một cuộc sống tốt đẹp.

Xu hướng kinh doanh #9: Châu Á đang nổi

McKinsey vẫn đưa ra khẳng định sức mạnh tăng trưởng khả quan ở châu Á. Hai luận điểm nền tảng là: Một là, sự đuổi kịp thậm chí qua mặt về tăng cao năng suất.

Ví dụ tại Trung Quốc, trong lúc lún sâu vào khủng hoảng thì năng suất lao động của Trung Quốc vẫn được dự đoán sẽ tăng từ mức 7.7% trong năm 2008 lên mức 9.1% trong năm 2009. Hai là, khả năng tạo lập vốn cao dựa trên tỷ lệ tiết kiệm nội địa lớn sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và chính phủ đầu tư mở rộng sản xuất. Sự kết hợp của lao động hiệu quả hơn với nhiều vốn hơn sẽ vực lại GDP. McKinsey cũng khẳng định, khủng hoảng chỉ làm chậm tăng trưởng nhưng không dừng xu thế tăng trưởng.

Gợi ý cho các nhà quản lý trong lựa chọn đối tác châu Á là tăng cường quan hệ với chính phủ đồng thời yêu cầu các sản phẩm, các hoạt động có giá trị, các chiến lược marketing, quản trị vận hành tác nghiệp và chuỗi cung ứng đến thị trường địa phương… nên triển khai phù hợp với thị trường tại quốc gia đầu tư.

Trong đó, nhấn mạnh đến khúc thị trường là các thành phố nhỏ hơn và thậm chí các vùng nông thôn trong các hoạt động phân phối và dịch vụ. Xu hướng chủ đạo là sản phẩm giá trị cao nhưng chi phí thấp, ví dụ sản phẩm của các công ty châu Á hùng mạnh như Haier, Chery, và Tata.

Tham khảo:   Mô hình kinh doanh đột phá là gì?

Xu hướng kinh doanh #10: Diện mạo mới của các ngành công nghiệp

Các cuộc suy thoái kinh tế đã từng quật đổ nhiều đại gia trong ngành công nghiệp trước đây thì nay cũng thế. Gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự sát nhập trong ngành dược phẩm và công nghệ thông tin. Nghiên cứu của McKinsey cho thấy có sự mở rộng khoảng cách giữa các đối thủ mạnh và yếu trong cùng một ngành. Điều này cũng định hình diện mạo mới của các ngành công nghiệp khác.

Một ví dụ mà McKinsey đưa ra là ngành điện tử tiêu dùng đang định hình mạng lưới kinh doanh, trong đó có sự phân công sâu sắc hơn và sự phân chia chuỗi giá trị nhỏ hơn, nhằm cạnh tranh tốt hơn với các hãng sản xuất khổng lồ. Ngành công nghiệp ô tô cũng tiếp nhận làn sóng sát nhập. Trong khủng hoảng chỉ có một số ngành ít bị tác động. Gợi ý của McKinsey cho các nhà quản lý, đặc biệt ngành chế tạo và ô tô là hãy nắm bắt nhanh cơ hội trong thời kỳ suy thoái này.

Xu hướng kinh doanh #11: Đổi mới vẫn tiếp tục

Hoạt động R&D thương mại có thể chậm lại nhưng các lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, khoa học vật liệu và năng lượng sạch có triển vọng lớn. Các nhà quản trị được gợi ý: tiếp tục thúc đẩy hiệu quả củng cố, hỗ trợ nghiên cứu, hợp lý hóa các danh mục dự án, đánh giá lại các thỏa thuận bản quyền.

Sau khủng hoảng, dòng tiền nên duy trì liên tục ở mức vừa phải cho các hoạt động đầu tư. Nghiên cứu của McKinsey cũng chỉ ra. đầu tư mạnh trong thời kỳ suy thoái sẽ là cơ hội bứt phá sau đó. Apple với sản phẩm iPod là một bằng chứng của gợi ý này.

Xu hướng kinh doanh #12: Xem xét lại tính ổn định của giá cả

Cuộc khủng hoảng lần này đã loại bỏ tiền đề của sự ổn định giá trong hoạch định chiến lược. Trong đó, những nhân tố giảm phát đe dọa tiềm tàng giá cả từ hàng nông sản đến vật liệu xây dựng, đan xen cùng nguy cơ lạm phát từ nỗ lực giải cứu nền kinh tế của chính phủ.

Gợi ý của McKinsey cho hoạch định chiến lược, thay vì có gắng dự báo chính xác lạm phát hay giảm phát được coi là nhiệm vụ bất khả thi thì chúng ta nên tập trung vào khả năng quản lý sự bất ổn về giá. Thời điểm suy thoái này là cơ hội xem xét lại hợp đồng cung ứng, tiền công, chính sách giá, phòng ngừa chiến lược đối với các nguy cơ rủi ro. Điểm mấu chốt theo McKindsey là duy trì tính linh hoạt và cam kết lâu dài ở cả hai mặt mua và bán, nếu tốt hơn có thể tạo ra kết nối giữa chi phí đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra.

Với cả hai xu thế giảm phát và lạm phát thì chức năng mua bán trong doanh nghiệp được coi là có tầm quan trọng chiến lược, giúp giải quyết mấu chốt tăng hoặc giảm giá ngắn hạn so với giá cả đầu ra ổn định. Do vậy, chức năng mua bán sẽ được coi là ưu tiên trong giai đoạn này.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo