Chiến Lược Kinh Doanh, Kỹ năng Tư duy chiến lược

6 Dấu hiệu cho thấy cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Tái cấu trúc doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong tình hình kinh tế rơi vào giai đoạn suy thoái như hiện nay. Nhưng, khi nào thì mới nên tái cấu trúc doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo bài viết chia sẻ sau đây về các dấu hiệu cho thấy cần khi nào CEO cần phải tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mỗi năm, có hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp phải chịu những bài học đau đớn vì phản ứng chậm với các vấn đề phát sinh. Họ không biết đến hoặc không biết khi nào nên/cần tái cấu trúc doanh nghiệp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp thường được hiểu là một chiến thuật quay vòng mà các doanh nghiệp sử dụng để nỗ lực khắc phục tình hình tài chính suy giảm hoặc thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Tuy nhiên, trong kinh doanh tái cấu trúc doanh nghiệp mang nhiều ý nghĩa hơn.

  • Đối với công ty cổ phần tư nhân (PE), nó có thể có nghĩa là tái cấu trúc “tài chính”. Hay cụ thể hơn là “làm sạch” và sắp xếp lại sổ sách tài chính bằng một số phương pháp tài chính, cho vay hoặc cơ cấu nợ nhất định.
  • Đối với một giám đốc điều hành (CEO), điều đó có thể có nghĩa là việc cắt giảm các nguồn lực để giảm chi phí như chi phí bán hàng, chi phí chung hay chi phí hành chính.
  • Ngoài những ý nghĩa tiêu cực như vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp còn đại diện cho một cách thức để xây dựng lợi thế cạnh tranh – một ý nghĩa tích cực.
  • Tái cấu trúc giúp doanh nghiệp đưa ra tầm nhìn, chiến lược và “kịch bản” để giảm thiểu chi phí và loại bỏ lãng phí trong quy trình hoạt động và thiết kế một mô hình kinh doanh mới mạnh mẽ hơn. Hay có thể nói là thay đổi cấu trúc chi phí để mang lại giá trị cao nhất với chi phí thấp nhất!
  • Tái cấu trúc doanh nghiệp cũng tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp tập trung đầu tư nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, tạo điều kiện phân bổ vốn cho các chiến lược tăng trưởng, dẫn đến tăng tỷ suất sinh lời và lợi nhuận.
  • Tái cấu trúc cũng có thể giúp doanh nghiệp khám phá tính hiệu quả và cho phép tận dụng các nguồn lực – từ sản phẩm và thương hiệu đến đội ngũ – để có thể rộng quy mô và trở thành người chơi thống trị.

Có thể nói, khi được thực hiện một cách chính xác, tái cấu trúc doanh nghiệp chính là chuyển đổi. Nó cung cấp một cái nhìn đúng về tình hình doanh nghiệp, cải thiện quy trình kinh doanh, phân bổ các nguồn lực phù hợp với các hoạt động, và tạo ra các khoản đầu tư đáng kể hướng đến sự phát triển trong tương lai.

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái cấu trúc

Để xác định xem có cần tái cấu trúc hay không, doanh nghiệp có thể xem xét các dấu hiệu sau đây.

Những dấu hiệu này nên được xem xét dựa trên tổng thể để doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện nhất.

Doanh thu giảm /Tăng trưởng chậm

Nếu bạn muốn mở rộng kinh doanh nhưng không thể đạt được sự tăng trưởng, thì đó là một dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp của bạn đã đến lúc cần tái cấu trúc. Doanh nghiệp có thể đang duy trì thị phần kha khá và hưởng mức lợi nhuận khá, nhưng dường như không thể mở rộng quy mô theo cách bạn muốn.

Tham khảo:   9 Góc nhìn phân tích khách hàng quan trọng để thấu hiểu khách hàng

Số liệu tài chính kém cũng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng doanh nghiệp cần tái cấu trúc. Doanh thu giảm có thể là một chỉ số quan trọng chứng tỏ doanh nghiệp không còn có cấu trúc lợi nhuận. Doanh thu giảm đột ngột có thể gây ra nguy cơ mất khả năng thanh toán: không thể thanh toán nợ, thuế và thậm chí là tiền lương của nhân viên.

Giảm cơ sở khách hàng cũng là một biểu hiện của việc doanh thu bị sụt giảm. Cho dù cơ sở khách hàng đang thu hẹp, mua ít hơn hay tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ khác, cơ sở khách hàng giảm có nghĩa là cần tái cấu trúc doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể cần tìm cách giảm chi phí sản xuất, giới thiệu các dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mới, hoặc khám phá các mô hình doanh thu khác cho cùng một sản phẩm, chẳng hạn như cấp phép hoặc đăng ký.

Đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp và thị trường có thể giúp xác định nguyên nhân và đó có thể là dấu hiệu cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp cần thay đổi. Trong tình huống này, doanh nghiệp nên thực hiện các thay đổi cần thiết để dẫn đầu xu hướng của thị trường và khách hàng.

Cấu trúc công ty cồng kềnh

Không phải không có lý do mà việc tổ chức cơ cấu doanh nghiệp luôn được đặt ở vị trí hàng đầu và trước nhất. Cấu trúc nhân sự là cốt lõi cho hoạt động của doanh nghiệp. Cấu trúc nhân sự rời rạc, chồng chéo sẽ dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.

Người quản lý kém ra quyết định và giao tiếp nội bộ không hiệu quả với nhân viên có thể dẫn đến những chậm trễ hoặc thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Quá nhiều nhân sự cho một vị trí, nhiệm vụ sẽ tạo thành lãng phí nguồn lực.

Nhân sự không phù hợp cũng là một mối nguy hại. Doanh nghiệp có thể nhận ra có một nhu cầu thay đổi, nhưng người quản lý / nhân viên của bạn thiếu sáng kiến để thực hiện các thay đổi quy mô lớn mà bạn cần.

Doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tái cấu trúc. Những rào cản từ cấu trúc không hợp lý đều có thể được phá bỏ bằng quy trình tái cấu trúc và cho phép doanh nghiệp đạt được tiềm năng thực sự.

Chi phí hoạt động lớn

Chi phí hoạt động là một chỉ số hàng đầu cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề hay không. Nếu doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, doanh nghiệp có thể bị hạn chế về dòng tiền và không có lãi. Từ đó, chỉ là vấn đề thời gian trước khi doanh nghiệp không thể trả tiền cho nhà cung cấp, chủ nợ và các đối tác khác.

Chi phí hoạt động bội chi có thể là hệ của cấu trúc không hợp lý. Doanh nghiệp chịu thất thoát vì những chi phí không được sử dụng hiệu quả, hoặc thậm chí phải bù thêm vào những lỗ hổng trong cơ cấu tổ chức hoạt động.

Tham khảo:   3 Chiến lược kinh doanh thông minh các doanh nghiệp phải nắm chắc

Hoạt động vận hành không tối ưu cũng gây nên hao phí cho doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu doanh nghiệp có thể phải chi thêm nhiều vào chi phí mua hàng, lưu kho, bán hàng,… Từ đó dẫn đến chi phí tăng cao, và kéo theo lợi nhuận sẽ bị sụt giảm. Lúc này, tái cấu trúc doanh nghiệp có thể xác định các chi phí không cần thiết, cắt giảm chi phí quá mức và đưa doanh nghiệp trở lại trạng thái sinh lời.

Thiếu hụt dòng tiền

Dòng tiền chính là “dòng máu” của doanh nghiệp. Nếu tình trạng thiếu hụt dòng tiền là chuyện thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh, thì đó chính là dấu hiệu để xem xét tái cấu trúc.

Thiếu hụt dòng tiền có thể là do hoạt động đầu tư không hiệu quả. Đầu tư dàn trải hoặc đầu tư vào mảng không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có thể gây nên tình trạng dòng tiền bị ứ đọng, khó luân chuyển. Các dự án này lại rất khó thoái vốn trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Và càng khó hơn nếu doanh nghiệp thiếu chiến lược rút vốn đầu tư rõ ràng.

Doanh thu/lợi nhuận giảm khiến đầu vào của dòng tiền bị thiếu hụt. Doanh số có thể tăng lên, nhưng doanh nghiệp có thể không thu được lợi nhuận hoặc có vốn lưu động kém.

Hoạt động quản trị cũng có thể là một lý do khiến doanh nghiệp thiếu tiền mặt. Doanh nghiệp không có hoạch định hay chiến lược trong hoạt động khiến tài chính bị hao hụt, vòng quay tiền hay chu kỳ tiền mặt bị gián đoạn.

Dòng tiền kém có thể đe dọa khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng với các nhà cung cấp, làm tổn hại lợi thế cạnh tranh và kéo hoạt động của doanh nghiệp xuống.

Tái cấu trúc giúp doanh nghiệp hiểu được các yếu tố thúc đẩy dòng tiền và xác định các khu vực hoạt động kém hiệu quả, từ đó có thể cải thiện các quy trình và tối đa hóa lượng tiền mặt có sẵn cho mục đích đầu tư.

Thiếu chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh vô cùng quan trọng, và không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được điều này. Nhiều doanh nghiệp không hề có chiến lược kinh doanh rõ ràng. Trong môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp vẫn có thể thành công ở một mức độ nào đó.

Nhưng khi có sự thay đổi, tác động từ môi trường kinh tế xã hội, hoặc chỉ cần sau một thời gian hoạt động, việc thiếu chiến lược sẽ bộc lộ rõ những hạn chế.

Thiếu chiến lược, doanh nghiệp sẽ không xác định được lĩnh vực kinh doanh chủ lực, không có kế hoạch đường lối rõ ràng. Toàn bộ doanh nghiệp từ Ban lãnh đạo đến nhân viên chưa thiết lập được tầm nhìn mục tiêu, là tiền đề cho việc sụt giảm hiệu quả kinh doanh.

Thiếu chiến lược khiến doanh nghiệp không nhận ra cũng như không phản ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Không tiến hành phân tích thị trường để đưa ra chiến lược, doanh nghiệp sớm muộn cũng bị đối thủ cạnh tranh đè bẹp, hoặc bị khách hàng từ bỏ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là cơ hội để suy nghĩ lại mọi thứ, từ mô hình kinh doanh đến cơ cấu tổ chức để doanh nghiệp có thể bắt đầu vượt lên thay vì tụt hậu. Có chiến lược chưa hẳn sẽ không xảy ra vấn đề, nhưng thiếu chiến lược, doanh nghiệp có thể nên nghĩ đến phương án tái cấu trúc.

Tham khảo:   7 KỸ THUẬT RÈN LUYỆN TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Điều kiện bất khả kháng

Phần trên đã phân tích những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần tái cấu trúc. Nhưng những dấu hiệu này có thể xem xét được trong điều kiện kinh doanh bình thường.

Bên cạnh đó còn có những tình huống bất ngờ khách quan xảy ra như chiến tranh, dịch bệnh, môi trường pháp lý,…. Những điều kiện khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp cần phản ứng nhanh để tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp sớm hơn.

Mỗi năm, ngày càng có nhiều quy định thay đổi cách thế giới kinh doanh vận hành. Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường có quy định mới, thì đây có thể là điều sẽ khiến doanh nghiệp cần quan tâm đến tái cấu trúc sớm hơn, nhanh hơn để có những điều chỉnh về kinh doanh, vận hành, đầu tư cho phù hợp.

Hay như hiện tại, với sự ảnh hưởng nghiêm trọng của Đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, doanh nghiệp không thể chỉ ngồi yên chờ chết. Trong rủi ro luôn tiềm ẩn những cơ hội. Doanh nghiệp cần suy nghĩ đến việc tái cấu trúc để giảm thiểu rủi ro, và thậm chí nắm bắt cơ hội trong thời kỳ khó khăn này.

Một ví dụ dễ thấy là rất nhiều nhà hàng chuyển từ hình thức kinh doanh truyền thống sang bán đồ ăn online. Để làm được điều này cần kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng, nếu không sẽ không thể có sự ăn nhịp giữa các bộ phận và hoạt động được. Dòng tài chính và mô hình doanh thu cũng khó lòng hiệu quả nếu chỉ chuyển đổi mặt ngoài mà không tiến hành tái cấu trúc từ sâu bên trong.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc