Kỹ năng Tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược của người lãnh đạo có quan trọng?

1. Hiểu đúng về tư duy chiến lược của người lãnh đạo

Một đất nước muốn phát triển thì phải có một nền kinh tế phát triển. Một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có những doanh nghiệp phát triển. Mà hạt nhân của doanh nghiệp chính là các nhà lãnh đạo, các CEO điều hành doanh nghiệp. Chính họ phải là người có tư duy và cách làm doanh nghiệp bài bản, khoa học.

Tuy nhiên, trước khi bắt tay làm gì ta cũng cần phải hiểu đúng gốc rễ của vấn đề trước đã. PDCA sẽ giúp bạn hiểu đúng về tư duy chiến lược cũng như làm rõ về tầm quan trọng của nó đối với một người lãnh đạo, cùng đọc tiếp nào!

1.1 Tư duy chiến lược là gì?

Psychology Today mô tả tư duy là “Thái độ, niềm tin và kỳ vọng mà bạn nắm giữ, đóng vai trò là nền tảng của con người bạn, cách bạn lãnh đạo và cách bạn tương tác với nhóm của mình”.

Trong kinh doanh, tư duy chiến lược là tố chất giúp lãnh đạo phác thảo con đường tối ưu đi đến tương lai, trong đó bao gồm:

  • Xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, đảm bảo nhất quán với lợi ích và giá trị lâu dài của doanh nghiệp.
  • Xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ phục vụ cho thị trường nào – và các phương thức tổ chức kinh doanh.

Tư duy chiến lược là sự kết hợp giữa lối suy nghĩ có chiều sâu, tầm nhìn rộng và dài hạn trong tương lai. Tư duy chiến lược cũng cần liên tục kiểm soát và khắc phục những tác động thị trường đến doanh nghiệp.

Tóm lại, ta có thể hiểu tư duy chiến lược là một quá trình sáng tạo thể hiện tầm nhìn của một nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, tổ chức, là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu, chiến lược cho tổ chức và liên kết chặt những mục tiêu này vào các hoạt động hằng ngày.

 

1.2 Tầm quan trọng của tư duy chiến lược đối với người lãnh đạo

Nếu ví doanh nghiệp, tổ chức là một con tàu thì người lãnh đạo chính là thuyền trưởng lèo lái con tàu đó. Con tàu ấy có thuận buồm xuôi gió ra khơi hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tư duy chiến lược của người lãnh đạo.

Một người lãnh đạo sở hữu tư duy chiến lược xuất sắc có thể mang lại:

1.2.1 Cơ sở cho doanh nghiệp phát triển

Tư duy chiến lược giúp doanh nghiệp nắm quyền chủ động, tận dụng các cơ hội để tránh được rủi ro phát sinh khi kinh doanh, từ đó tạo nên cơ sở cho việc khai thác, đầu tư và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

 

1.2.2 Nâng cao vị thế doanh nghiệp trong tương lai

Môi trường kinh doanh ngày nay tạo áp lực phải hoàn thành những nhiệm vụ khẩn cấp, phát sinh ngắn hạn. Những việc này lại thường lấn át hoạt động hoạch định dài hạn cho tương lai.

Tư duy chiến lược giúp chủ doanh nghiệp, lãnh đạo xác lập chiến lược kinh doanh dựa trên các ưu tiên quan trọng, lợi thế cạnh tranh để tìm ra con đường tối ưu nhất nâng cao vị thế doanh nghiệp trong tương lai.

 

1.2.3 Tạo ra mối liên kết trong tổ chức

Khi xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp, các phòng ban thường cụ thể hóa các mục đích này thành những chiến lược, cách làm cụ thể. Tất cả đều dựa trên tinh thần là đồng nhất mục tiêu chung của doanh nghiệp với mục tiêu cá nhân của từng nhân viên. Chính bởi sự thống nhất ấy sẽ tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban trong công ty, giữa lãnh đạo với các nhân viên.

 

2. Người lãnh đạo giỏi phải biết đến 4 cấp độ lãnh đạo

Cách thức truyền cảm hứng cho nhân viên của mỗi nhà lãnh đạo không giống nhau, tùy thuộc vào tính cách, tư duy và năng lực của mỗi người lãnh đạo.

Muốn biết bạn là người lãnh đạo như thế nào, cách tốt nhất là nhìn vào thái độ của nhân viên, của những người bạn dẫn dắt, cũng dựa vào đó, PDCA sẽ phân loại thành bốn cấp độ lãnh đạo.

Tham khảo:   Áp dụng tư duy đột phá để chuẩn bị cho một tương lai tốt hơn

Hãy xác định bạn đang ở đâu trong 4 cấp độ lãnh đạo, để xác nhận xem bạn có đang sở hữu tư duy chiến lược không nhé.

2.1 Cấp độ 1 – Chức danh

Đây là cấp độ sơ khai nhưng là nền tảng để bạn phát triển lên các cấp độ cao hơn. Ở cấp độ này phản ánh trạng thái nhân viên phải theo bạn vì bạn có chức danh và vì “miếng cơm manh áo”. Có mặt bạn thì làm việc, không có mặt bạn thì nhân viên không làm việc.

Trên thực tế, cấp độ lãnh đạo này rất thích hợp khi bạn mới bắt tay vào một công việc mới, vị trí mới.

Ở cấp độ này, bạn giống với một ông chủ hơn là một người lãnh đạo vì chưa truyền được cảm hứng và gây ảnh hưởng tích cực tới nhân viên của mình.

 

2.2 Cấp độ 2 – Quan tâm

Lúc này, bạn có sự ảnh hưởng lớn hơn. Nhân viên muốn theo bạn vì bạn đối xử tốt với nhân viên. Nhân viên yêu quý và ủng hộ bạn.

Như Dale Carnegie đã nói trong cuốn “Đắc nhân tâm”: “ Lòng tốt, sự quan tâm chia sẻ, đồng cảm là ngôn ngữ đặc biệt mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được. Hãy cho họ sự đồng cảm, chia sẻ và họ sẽ yêu mến bạn”.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nhân là điển hình của phong cách lãnh đạo này. Richard Branson của tập đoàn Virgin với hơn 400 công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực là một ví dụ. Tỷ phú người Anh nổi tiếng là một người vui vẻ, khiêm tốn, không ngại thử thách và luôn trân trọng nhân viên của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn ông nói: “Tôi đã sớm học được rằng nếu điều hành được một công ty, bạn hoàn toàn có thể lãnh đạo bất kỳ doanh nghiệp nào khác. Ý tôi là các công ty đều giống nhau ở điểm là tìm được người phù hợp, tạo cảm hứng cho họ và khơi dậy tiềm năng tốt nhất ở những con người này.”

Branson có phong cách lãnh đạo rất gần gũi với nhân viên, song ông cũng luôn tạo một khoảng cách nhất định với họ. Theo ông khoảng cách đó cho phép họ có được sự tự do để sáng tạo, đây chính là nghệ thuật giao việc cho nhân viên.

Tuy nhiên, nếu ở cấp độ này quá lâu bạn sẽ khiến những người có động lực cao dễ rơi vào vùng trì trệ hoặc bất mãn. Sợi dây tình cảm luôn được chăm chút nhưng bạn cũng cần tìm cách để đẩy họ lên trạng thái cao hơn, cho họ cảm nhận được sự thành công trong sự nghiệp. Đây chính là lúc bạn cần đi lên cấp độ 3 – Phát triển.

2.3 Cấp độ 3 – Phát triển

Ở cấp độ này, dưới sự lãnh đạo của bạn, nhân viên phát triển về tư duy và kỹ năng, đồng thời họ gặt hái được những thành tựu công việc. Bạn không đơn giản là một ông chủ hay đơn giản là một người tốt nữa.

Lúc này, bạn là niềm hy vọng của nhân viên và nhân viên tin tưởng bạn sẽ là người mang lại tương lai tươi sáng cho họ. Họ sẵn sàng dành cả sự nghiệp để gắn bó với bạn và công ty.

Các khảo sát ở Nhật Bản, Mỹ cho thấy nhân viên sẽ tự nghỉ việc nếu làm cùng một vị trí 3 – 4 năm. Đây là “giới hạn chịu đựng” của con người với những hành động lặp đi lặp lại mà không có sự đổi mới, thay thế.

Các công ty lớn luôn ý thức rõ vai trò quan trọng của lộ trình công danh trong công việc thu hút và giữ chân nhân tài, do vậy ngay từ khi thành lập công ty họ đã xây dựng những bản lộ trình công danh cụ thể, chi tiết, rõ ràng, phù hợp cho từng vị trí, từng nhóm ngành nghề công ty.

Tham khảo:   Những quyết định chiến lược tạo nên “Kỳ tích Samsung”

Bạn cần cảm nhận được niềm vui khi nhận sự của mình tiến bộ hơn, giỏi hơn mỗi ngày. Vì khi bạn phát triển được kỹ năng nhân sự lên thì bạn cũng sẽ thoát khỏi sự cô đơn.

Khi khoảng cách kiến thức của bạn và nhân viên không quá xa thì bạn nói gì nhân viên cũng hiểu, họ sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho bạn tiến lên và ngược lại nếu nhân viên không tiến bộ thì họ cũng kéo bạn xuống theo.

Vì vậy, bạn phải luôn phát triển bản thân và luôn đào tạo để phát triển nhân viên tiến bộ hơn mỗi ngày.

 

2.4 Cấp độ 4: Vĩ nhân

Cấp độ lãnh đạo cao nhất là cấp độ Vĩ nhân. Ở cấp độ này, bạn trở thành lãnh tụ tinh thần, là tấm gương tuyệt vời để nhân viên nỗ lực phấn đấu. Bạn ghi dấu tên tuổi của mình bằng những chiến lược xuất sắc, dẫn dắt toàn thể đội nhóm công ty đi từ hết thành công này tới thành tựu khác, không những thế, cộng đồng và xã hội cũng ghi danh bạn vì những đóng góp to lớn.

Đây là cấp độ cao nhất của một lãnh đạo.

Trong giới kinh doanh hiện đại ngày nay, có thể kể đến một số doanh nhân đã trở thành huyền thoại, thành thần tượng của hàng triệu doanh nhân khác trên thế giới như: Steve Jobs, Bill Gates, Konosuke Matsushita,…Họ là cá nhân nhưng cũng là biểu tượng cho tổ chức và quan trọng hơn, là đại diện cho hệ giá trị dẫn đầu.

Nếu bạn chịu khó, kiên trì phát triển nhân viên lên và trải qua thời gian, bạn có những thành tựu lớn lao cho doanh nghiệp, cho cộng đồng thì bạn cũng sẽ đạt được cấp độ vĩ nhân.

 

Vậy trong 4 cấp độ lãnh đạo này thì bạn đang ở cấp độ nào? Cấp độ nào phát triển đồng bộ cùng tư duy chiến lược? Cấp độ nào bạn muốn hướng bản thân mình vươn tới trong tương lai? Nhiều người cho rằng lãnh đạo là thiên bẩm, là tố chất cá nhân của mỗi người, khó có thể thay đổi. Nếu bạn cũng nghĩ vậy thì bạn đã lầm!

Thay đổi tư duy lãnh đạo không phải là chuyện một sớm một chiều. Khả năng lãnh đạo hoàn toàn có thể cải thiện nhờ liên tục học tập, rèn luyện và cập nhật liên tục về tư duy, về kiến thức, về kỹ năng,…

 

4. Thay đổi tư duy lãnh đạo trong thời đại 4.0 có cần thiết?

Thay đổi tư duy của người lãnh đạo rất cần thiết vì doanh nghiệp có thể đối mặt với rủi ro lớn nếu không thích ứng với thời đại. Vì vậy, họ phải linh hoạt trong việc chèo lái “con thuyền” của mình hàng ngày và lưu ý các yếu tố sau:

4.1 Có tầm nhìn và mục tiêu rõ ràng

Trong chiến lược chuyển đổi số, tầm nhìn của nhà lãnh đạo tạo ra ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp vì nó là kim chỉ nam đưa tổ chức tới đích đến thành công.

Khi chủ doanh nghiệp có tư duy lãnh đạo “số hóa”, họ biết cách nắm bắt các xu hướng đang nổi lên trong xã hội, các ngành khác và áp dụng cho bộ máy quản lý của mình. Sau đó, họ sẽ khuyến khích nhân viên của mình cùng phát triển trong khi làm chủ cuộc chơi để mang lại kết quả mong muốn.

Nhưng để có tầm nhìn và đặt ra các mục tiêu hiệu quả cho chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo cần có kiến ​​thức kỹ thuật cơ bản và đội ngũ chuyên gia để hiểu rõ hơn về cách thị trường kỹ thuật số đang thay đổi.

tư duy chiến lược của người lãnh đạo

4.2 Khuyến khích tạo nên sự khác biệt  

Đừng ngại trao quyền cho nhân viên của bạn để thúc đẩy họ nghĩ về những điều mới cho công ty. Sự khác biệt có thể nằm ở việc tạo ra một dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ quy trình mua hàng nhanh chóng đến giá trị công nghệ cao. Các nhà lãnh đạo hãy nhớ rằng nhân viên là những người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng và am hiểu thị trường hơn cả sếp của họ.

Tham khảo:   Chiến lược định vị sản phẩm thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp

Do đó, các nhà lãnh đạo phải trao quyền cho nhân viên bày tỏ quan điểm của họ và góp phần tạo ra nhiều giá trị hơn cho các công ty trong thời đại kỹ thuật số.

tư duy chiến lược

4.3 Kích thích hợp tác

Không thể phủ nhận công nghệ đã góp phần vào quy trình quản lý trong doanh nghiệp. Một người có tư duy lãnh đạo giỏi sẽ biết cách tạo ra sự gắn kết trong nội bộ và thúc đẩy họ chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Chính nhờ vậy, các công nghệ được sử dụng trong tổ chức sẽ hoạt động trơn tru và làm cho dự án chuyển đổi kỹ thuật số thành công tốt đẹp.

tư duy chiến lược
4.4 Lắng nghe khách hàng 

Khách hàng là nguồn doanh thu quý giá của doanh nghiệp nhưng nhu cầu của họ luôn thay đổi. Khi các công ty không thể đáp ứng được những yêu cầu về trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm, rất có thể họ sẽ quay sang đối thủ cạnh tranh.

Do đó, nhà lãnh đạo muốn tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số sẽ cần phải hiểu tâm lý của khách hàng để áp dụng đúng công nghệ đáp ứng nhu cầu của họ một cách nhanh chóng đồng thời cải thiện trải nghiệm thương hiệu của doanh nghiệp mình.

tư duy chiến lược của người lãnh đạo

4.5 Quản lý dữ liệu tập trung

Một doanh nghiệp số và một nhà lãnh đạo mong muốn tập trung vào 4.0 sẽ không cho phép dữ liệu phòng ban bị phân mảnh và thiếu bảo mật. Vì kết quả của nhân viên sẽ không chính xác, đồng thời cấp quản lý phải mất hàng giờ đồng hồ để xem xét các báo cáo của từng cá nhân.

Do đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đưa triệt để hệ thống quản lý kỹ thuật số vào quy trình để liên kết dữ liệu cũng như kết nối các phép đo hiệu suất của nhân viên bằng phần mềm tiên tiến như ERP và đánh giá trực tiếp trực tuyến.

Đây là những yếu tố quan trọng mà các nhà lãnh đạo trong thời đại kỹ thuật số cần hiểu rõ để thay đổi nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp.

thay đổi tư duy lãnh đạo

Tóm lại, tư duy lãnh đạo trong thời đại kỹ thuật số phải là sự đổi mới và quyết tâm trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lý để đạt được hiệu quả kinh doanh và quản trị. Bên cạnh đó, các công ty cũng nên tập trung vào nhân viên và khách hàng vì họ góp phần làm cho cuộc cách mạng kỹ thuật số thành công hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo