Kỹ năng Tư duy chiến lược, Kỹ năng Tư duy sáng tạo, Kỹ năng Tư duy đột phá

Những vấn đề cốt lõi của tư duy đột phá

Cách tư duy Descartes là nền tảng của cách mạng khoa học, nó phát huy mạnh mẽ suốt từ năm 1590 cho đến năm 1990, có nội dung chủ yếu là dựa trên phân tích sự kiện khách quan. Đây là một công cụ mạnh để làm nền tảng cho việc phân tích vấn đề hiện tại, nhưng chưa đủ để làm công cụ hoạch định. Nói đơn giản, nếu bạn dựa trên số liệu hiện tại, bạn chỉ có thể vạch ra đúng các cách xử lý tình huống trong tương lai gần. Điều này giống như bạn đang cố gắng di chuyển tịnh tiến theo đường thẳng. Trong khi đó, tương lai hoàn toàn có thể rẽ theo hướng khác với đường thẳng kéo từ quá khứ đến hiện tại. Cách suy nghĩ cũ sẽ không dẫn ta đến con đường mới. Chính vì điều đó, học từ quá khứ hay hiện tại là không đủ để hoạch định cho tương lai.

Đây là điểm mấu chốt mà Tư duy đột phá mang lại: sử dụng tương lai để nhìn lại hiện tại, chứ không phải dùng hiện tại và quá khứ để suy đoán tương lai.

Chính vì điều cốt lõi này mà Tư duy đột phá có thể được gọi là một cuộc cách mạng trong nhận thức, một triết lý kinh doanh mới. Tư duy đột phá còn được xem là một tư duy triết học mới, thông điệp của Thế kỉ thứ 21 và đang bắt đầu được phổ biến rộng rãi tại Mĩ, Châu Âu, Ấn Độ, Trung quốc và Thái Lan.

Những vấn đề cốt lõi của Tư duy đột phá

Nguyên lý cơ bản của Tư duy đột phá là tuyệt đối cấm bắt chước.

Rất có thể một người có thể mô phỏng theo một ví dụ điển hình của một mô hình kinh doanh thành công nào đó trên thế giới như Google hay Microsoft để thành lập công ty riêng của mình nhưng không nhớ được điều cơ bản là họ không phải là Google hay Microsoft.

Đây cũng là cách mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường làm – sử dụng ý tưởng, hoặc mô thức kinh doanh, hay một sản phẩm cụ thể của người khác mang về cải tiến nhỏ lại một chút và tự hào rằng nó hoạt động tốt, bán chạy. Lối tư duy này chỉ phù hợp với giai đoạn chu kì sống của một sản phẩm rất ngắn. Nếu cứ đi học, bắt chước một cách máy móc các Doanh nghiệp thành đạt thì khi áp dụng thành công thì cũng là lúc nó đã trở nên lỗi thời và chuẩn bị cho cái chết được báo trước. Chính lối tư duy này làm cho chúng ta mãi mãi là kẻ theo đuôi, cảm thấy hụt hơi trong cuộc đua tranh lớn và trở thành kẻ thất bại ngay từ trong tư duy.

Tham khảo:   LÀM THẾ NÀO ĐỂ THÀNH THẠO CÁC KỸ NĂNG TƯ DUY CHIẾN LƯỢC TRONG 5 BƯỚC ĐƠN GIẢN

Mục tiêu của Tư duy đột phá là tìm ra mục đích căn nguyên chứ không phải mục đích theo từng vấn đề, từ đó giải quyết vấn đề theo hướng tiếp cận về bản chất chứ không theo lớp vỏ sự kiện. Để tìm được mục đích này, doanh nghiệp sau khi nảy sinh một mục đích cần phải tự hỏi ngay “mục đích của mục đích này là gì?” và mở rộng không gian, thời gian xem xét vấn đề. Từ đó đưa ra những giải pháp trọn vẹn cho vấn đề mà nó có thể gọi là giải pháp-sau-giải pháp (solutions after-next).

Một ví dụ đơn giản là “Cuộc thi làm nắp bình xăng” trong thời kỳ chiến tranh. Vấn đề trước mắt là nắp bình xăng cho các xe lội nước trong thời gian dài sẽ bị thấm nước dẫn đến tắc động cơ. Nếu chỉ xoay quanh mục đích làm được “nắp bình xăng chống thấm nước” thì mọi việc sẽ tiếp tục mà không có giải pháp triệt để. Chỉ đến khi khai triển được mục đích cao hơn là “xe di chuyển được liên tục trong mọi môi trường” thì mọi việc sẽ được xử lý khác hẳn và đơn giản hơn nhiều, ví dụ như dùng chất cháy khác thay cho xăng trong động cơ.

Ngoài ra, Tư duy đột phá còn nêu ra hướng tư duy “siêu dẫn đầu”, tức không cạnh tranh với những cái sẵn có mà cạnh tranh với cái tuyệt đối. Đây là một chiến lược cạnh tranh triệt để và đảm bảo được tính dẫn đầu tuyệt đối. Khi doanh nghiệp chỉ “benchmarking” để đưa ra hành vi cạnh tranh thì nó chỉ đảm bảo khoảng cách tương đối mỏng manh với những doanh nghiệp khác. Còn khi những doanh nghiệp như Toyota lập ra mục tiêu tuyệt đối “tất cả bằng không – tồn kho bằng không, thời gian chờ bằng không, chi phí phát sinh bằng không” thì nó đã mặc nhiên trở thành dẫn đầu mà các doanh nghiệp khác phải cố gắng chạy theo bằng được.

Tham khảo:   Những tư tưởng cản trở tư duy sáng tạo

Để thực hiện được tư duy đột phá trong doanh nghiệp, đây là việc không chỉ riêng một cá nhân thực hiện – ngay cả khi người đó là lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp. Rất dễ xảy ra trường hợp “trên bảo dưới không nghe”, đặc biệt là đối với doanh nghiệp lớn. Lôi cuốn mọi người tham gia và xây dựng phương thức thông tin khuyến khích sự trao đổi hợp tác, tránh tranh luận đúng-sai để tiết kiệm thời gian và tận dụng được mọi hạt giống sáng tạo. Không phải hạt giống nào cũng có thể phát triển thành cây đại thụ nhưng nếu không có một mầm cây nào được nuôi dưỡng thì chắc chắn không có cây đại thụ nào được hình thành.

Đây cũng là một trong những “bí quyết” thành công mà một doanh nghiệp ứng dụng thành công Tư duy đột phá tại Việt Nam – CTCP Đồng Tâm thực hiện. Điều này cũng phản ánh lại triết lý quản lý của Đồng Tâm theo lời ông Võ Quốc Thắng: “Khi quản lý một công ty nhỏ, người ta có thể quản lý bằng cơ chế và chính sách. Còn khi quản lý một công ty lớn, anh phải quản lý bằng một nền văn hóa”.

Khi quản lý một công ty nhỏ, người ta có thể quản lý bằng cơ chế và chính sách. Còn khi quản lý một công ty lớn, anh phải quản lý bằng một nền văn hóa

Tư duy đột phá tại Việt Nam

Nếu xét về thời gian, Tư duy đột phá đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 2002 theo chương trình Tu nghiệp sinh kỹ thuật Nhật Bản AOTS.

Trong những năm 2005 và 2007 cũng đã có một số ít những hội thảo được tổ chức tại Việt Nam dưới sự trình bày của GS Shozo Hibino. Tư duy đột phá được giới thiệu rộng rãi với bạn đọc qua cuốn sách cùng tên tại Việt nam trong năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Mai – chủ tịch Viện Phát triển Quản trị và Công nghệ mới (IMT), người đã có thời gian nghiên cứu Tư duy đột phá từ năm 2002 dưới sự hướng dẫn của GS Hibino – cho biết: đến nay số lượng người hiểu sâu sắc và doanh nghiệp ứng dụng thành công tại Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Tham khảo:   Các Ý Tưởng Sáng Tạo Đột Phá Và Cách Để Mọi Người Ủng Hộ

Dù Viện IMT đã được mời tham dự Đại hội Tư duy đột phá thế giới năm 2010 tại Nhật Bản nhưng đến nay vẫn khó sưu tầm được những doanh nghiệp thành công để báo cáo tại Đại hội. Ông Lưu Nhật Huy – CEO Viện IMT – đánh giá rằng mặc dù đã hơn một thập niên kể từ lúc Tư duy đột phá được khái quát hóa và viết thành sách “international best sMasterskillsr”, vẫn rất khó để khiến người ta tách dần khỏi lối tư duy đã thấm sâu vào suy nghĩ và hành động theo cách truyền thống đã sử dụng trên 400 năm. Như vậy, Tư duy đột phá vẫn còn là một vấn đề mới mẻ không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào chính bạn. Có đột phá hay không là bắt nguồn từ tư duy, mà tư duy là do chính bạn sở hữu.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo