Kỹ năng Tư duy chiến lược

9 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh thực chiến

Bước 1: Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và lời hứa thương hiệu

Tầm nhìn của doanh nghiệp là mục tiêu bạn hướng tới trong khoảng thời gian nhất định. Tầm nhìn có thể là trong 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Còn sứ mệnh là con đường bạn đi tới tầm nhìn của mình. Tầm nhìn hay sứ mệnh không có một công thức hay cấu trúc nhất định. Bạn có thể xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh dựa trên 2 thứ, đó là: phản ánh đúng được nhu cầu của thị trường và nói lên sự thật.

Còn lời hứa thương hiệu là những giá trị mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Ví dụ như lời hứa thương hiệu của Uber – “Nhấn một nút nhận một chuyến”, Aldo – “Chất lượng nhất trong tầm giá thấp nhất”…

Tầm nhìn, sứ mệnh và lời hứa thương hiệu sẽ giúp chiến lược kinh doanh của bạn có một độ tin cậy cao. Nó cũng nói lên rằng bạn khác biệt ra sao trên thị trường.

Bước 2: Xây dựng nhóm khách hàng 

Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần nắm rõ được nhóm đối tượng muốn thu hút là ai. Nhóm đối tượng nào có khả năng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ và gắn bó dài lâu với doanh nghiệp?

Chỉ khi bạn xác định được nhóm khách hàng này thì việc lựa chọn chiến lược tiếp cận mới dễ dàng hơn và tỷ lệ thành công cũng cao hơn.

Bạn có thể phân loại khách hàng về 2 nhóm B2C (Business to customer – Doanh nghiệp và người tiêu dùng) và B2B (Business to Business – Doanh nghiệp và đối tác bán lẻ) để dễ dàng lập các kế hoạch tiếp cận phù hợp.

Bước 3: Xác định thị trường ngách

Thị trường ngách hiểu đơn giản chính là một thị trường nhỏ, chưa ai nhắm đến. Thay vì lựa chọn “bao sân” cả thị trường rộng lớn thì bạn chỉ tập trung vào 1 phần nhỏ. Có thể là để thử nghiệm trước, sau đó sẽ phát triển sau. Đây là bước đi khôn ngoan với những doanh nghiệp mới.

Tham khảo:   11 bài học thành công của Netflix
Thị trường ngách là một “món hời” mà doanh nghiệp cần suy nghĩ để lựa chọn.

Bước 4: Thấu hiểu thị trường mục tiêu

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh của bạn. Không chỉ là điểm yếu, mà bạn cần biết họ mạnh ở điểm nào nữa. Việc nắm rõ cách quảng bá thương hiệu, cách truyền thông, cách tiếp cận khách hàng… của họ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Thậm chí, nó là những bài học, những gợi ý hiệu quả để bạn xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Trong bước này, bạn có thể áp dụng mô hình SWOT. Mô hình SWOT tập trung vào phân tích 4 yếu tố:

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Thách thức)

Mô hình SWOT giúp bạn xác định được mục tiêu chiến lược và hướng đi cho doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo doanh nghiệp bạn phát huy được điểm mạnh, khai thác những cơ hội tiềm tàng và sớm nhìn ra những rủi ro có thể xuất hiện.

Ngoài SWOT thì bạn cũng có thể tham khảo một số mô hình phân tích khác như PEST hay ma trận BCG.

Bước 5: Thiết lập mục tiêu SMART

Như đã nói ở trên, mô hình SWOT phần nào giúp bạn xây dựng được một mục tiêu rõ ràng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng mục tiêu mà doanh nghiệp của bạn đề ra phù hợp với tiềm lực của nội bộ. Bạn có thể dựa theo công thức SMART:

S – Specific: Mục tiêu của bạn cần cụ thể, dễ hiểu.

M – Measurable: Mục tiêu của bạn có thể đo lường được.

Tham khảo:   Những quyết định chiến lược tạo nên “Kỳ tích Samsung”

A – Attainable: Mục tiêu của bạn có thể đạt được.

R – Relevant: Mục tiêu của bạn thực tế.

T – Time-Bound: Thời gian để bạn hoàn thành mục tiêu.

Bước 6: Xác định loại chiến lược kinh doanh

Sau khi đã có mục tiêu thì bạn cần xác định mình phải làm cách nào để đạt được những mục tiêu đó. Hãy lựa chọn chiến lược kinh doanh mà bạn cho rằng sẽ hiệu quả với việc xác lập lợi thế cạnh tranh của mình.

Đó có thể là chiến lược về giá, về lợi nhuận hay đánh vào thị trường ngách…

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp không thể lựa chọn được chiến lược kinh doanh chủ đạo của mình. Họ thực hiện nhiều loại chiến lược để đo lường và sau đó lựa chọn. Đó cũng là một ý kiến không tồi. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn kiểm soát được ngân sách và đo lường hiệu quả.

Bước 7: Xây dựng khung chiến lược

Sau khi thu thập được những dữ liệu từ những bước nói trên, bạn cần xây dựng khung chiến lược kinh doanh. Nó bao gồm chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, chiến lược phân phối…

Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần xây dựng một bộ khung vững chắc.

Khung chiến lược sẽ giúp các bộ phận của doanh nghiệp hiểu rõ hơn chức năng, nhiệm vụ cũng như mục tiêu cần đạt được. Các bộ phận cũng sẽ biết cần hỗ trợ nhau điều gì để cùng thắng.

Bước 8: Liên tục cập nhật thông tin mới 

Thị trường luôn luôn vận động và thay đổi dưới nhiều tác động như khí hậu, kinh tế, dịch bệnh… Do đó, hãy liên tục điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để thích nghi với mọi điều kiện.

Bạn có thể tham vấn ý kiến từ các bộ phận, thành phần khác nhau của doanh nghiệp. Các lời khuyên của chuyên gia trong ngành sẽ giúp bạn đưa ra quyết sách hợp lý. Hay những nhân viên cấp dưới lại là người dễ dàng nhận ra vấn đề cần thay đổi.

Tham khảo:   Chiến lược kinh doanh của Klook để trở thành công ty du lịch tỉ đô

Bước 9: Kiểm tra, đánh giá và đo lường

Liên tục cập nhật thông tin mới, thay đổi để theo kịp thị trường nhưng cũng đừng quên đánh giá và đo lường thường xuyên. Biết mình làm tốt ở đâu, dở ở đâu thì bạn mới có thể cải thiện chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn được.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo