31. Kỹ năng làm việc

6 bài học nhận được khi bị từ chối công việc

Bạn đã dành nhiều thời gian để điều chỉnh CV, nỗ lực hết sức để viết một lá thư xin việc hấp dẫn và khiến bản thân mình trông tuyệt vời nhất trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn cảm thấy mình đã làm tất cả mọi thứ có thể thì công việc yêu thích đôi khi cũng không đến với bạn. Nhận được lời từ chối công việc nên được xem là một cơ hội học tập. Nếu nhìn vào mặt tích cực, 6 điều sau đây có thể là các bài học mà bạn nhận được.

Tự tin là cần thiết nhưng cũng nên biết khiêm nhường

Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên tự tin. Trong cuộc phỏng vấn, tự tin giúp bạn mạnh dạn thể hiện thế mạnh của bản thân nhằm ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu phô bày quá mức chẳng hạn như “Những dự án của công ty đang tiến hành rất đơn giản, đều nằm trong tầm tay của tôi”. Sự kiêu ngạo không phải là đặc điểm thu hút ở ứng viên tiềm năng.

Thay vì vậy, hãy nói  “Bằng những kinh nghiệm có được, tôi sẽ làm hết khả năng để mang lại hiệu quả cao nhất” hoặc “Tôi đã từng phụ trách những dự án tương tự nên tôi nghĩ mình phù hợp với những yêu cầu của quý công ty”. Mặc dù bạn cần phải chia sẻ các kỹ năng và thành tích nổi bật của mình, nhưng hãy khiêm tốn khi thảo luận về chúng vì không ai thích một người khoe khoang cả.

Tham khảo:   Thụ động là gì? Cách để bớt thụ động trong công việc

Đừng ngại thể hiện tính cách

Trong khi bạn muốn chứng minh rằng mình có những phẩm chất mà công ty đang tìm kiếm thì họ cũng muốn tìm hiểu về tính cách và sự phù hợp của bạn với doanh nghiệp. Do đó, hãy chân thành và thể hiện cá tính của bạn. Nếu họ quyết định rằng bạn không phù hợp với văn hóa công ty thì hãy tin tưởng vào nhận xét của họ vì họ có thể đúng và chắc rằng bạn cũng không muốn làm việc trong môi trường không khiến bạn hài lòng.

Đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

Hãy luôn luôn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Điều này giúp bạn có thể tìm hiểu về vai trò, công ty đồng thời chứng minh rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc. Mặc dù bạn sẽ có cơ hội để đặt câu hỏi ở cuối buổi phỏng vấn nhưng việc đưa ra các thắc mắc trong suốt cuộc trò chuyện sẽ cho thấy bạn đang lắng nghe nhà tuyển dụng và cho phép bạn có một chút kiểm soát trong cuộc trao đổi.

Chia sẻ nhiều hơn ngoài những nội dung đã đề cập trong CV

Nếu bạn đã được mời tham gia một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đã đọc CV của bạn, vì vậy không cần phải lặp lại từng chữ một trong đó. Họ muốn tìm hiểu thêm về bạn và khả năng sở hữu, vì vậy hãy giải thích chi tiết về kinh nghiệm và thành tích trong quá khứ hoặc các câu chuyện mà họ không thể đọc được trong hồ sơ. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng muốn có được một ý tưởng về phong cách giao tiếp của bạn và đạo đức làm việc thông qua cuộc phỏng vấn, vì vậy hãy tiếp cận họ một cách chuyên nghiệp và để lại ấn tượng đẹp.

Tham khảo:   Mẹo gửi email xin việc để được mến từ cái nhìn đầu tiên

Không đặt tất cả trứng vào một giỏ

Đừng cho rằng bạn sẽ được tuyển dụng sau một cuộc phỏng vấn có vẻ thành công. Bạn có thể là ứng viên tốt nhưng sẽ có người khác tốt hơn hoặc các yếu tố khác như hoãn việc tuyển dụng cũng có thể dẫn đến việc từ chối. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới, đừng chỉ đặt hi vọng vào một nơi nhất định và tận dụng thời gian chờ đợi phản hồi để tìm các cơ hội khác. Không có gì sai khi mở rộng các tùy chọn và càng ứng tuyển vào nhiều công việc thì cơ hội có được việc làm sẽ càng cao.

Không bao giờ từ bỏ

Đừng cứ nhìn chằm chằm vào cánh cửa đã đóng lại và hối tiếc. Hầu hết mọi người đều sẽ phải đối mặt với sự từ chối, theo cách này hoặc cách khác tùy thời điểm. Vì vậy, hãy mạnh mẽ và kiên trì với việc tìm kiếm, tiếp thu bất kỳ phản hồi nào nhận được từ nhà tuyển dụng và cơ hội của bạn sẽ đến.

Như Quỳnh

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo