31. Kỹ năng làm việc

7 Cách Từ Chối Khéo Lời Mời Mà Không Gây Mất Lòng 

Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống khó xử khi nhận được một lời mời đi chơi nhưng không biết từ chối sao cho đối phương không phật lòng? Đó có thể là lời mời từ bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Và kết quả là mặc dù không muốn đi, bạn vẫn nhận lời. Từ chối đôi khi không hề dễ dàng chút nào nhưng bạn có thể áp dụng những cách từ chối khéo léo sau đây để không làm người khác thất vọng và giữ được hoà khí. 

Tôn trọng lời mời

Dù đồng ý hay từ chối bạn cũng nên bày tỏ thái độ vui vẻ và thiện chí khi nhận được lời mời. Việc người khác ngỏ ý muốn bạn tham gia cùng đã thể hiện thành ý của họ đối với bạn. Chớ nên trêu đùa, cười cợt hay trả lời một cách không nghiêm túc. Bạn sẽ vô tình trở nên “kém duyên” nếu thẳng thừng chê bai hoặc đánh giá cuộc vui mà người khác mời bạn tham gia. 

Nếu không thể tham gia, hãy cảm ơn người mời và từ chối nhẹ nhàng thôi. 

Không từ chối ngay khi vừa được mời

Đối với những lời mời đến đột ngột và bạn chưa kịp sắp xếp thời gian, công việc để chắc chắn mình có thể tham gia, hãy hẹn họ rằng bạn sẽ đưa ra câu trả lời vào một thời điểm khác, sớm nhưng không phải ngay lúc đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này để người mời chờ quá lâu là không nên. 

Tham khảo:   5 bí quyết để vượt qua đồng nghiệp của mình

Đối với trường hợp bạn chắc chắn có thể từ chối ngay tại thời điểm nhận lời mời, đừng nói rằng “tôi không thể đến” ngay khi họ kết thúc câu mời. Trước hết hãy cảm ơn vì được mời, sau đó từ từ giải thích lý do vì sao bạn không đến được để họ hiểu và thông cảm. Đây là cách từ chối lời mời đi chơi khéo léo. 

Không chen ngang khi người khác đang nói 

Khi đối phương đang ngỏ lời với bạn, đừng đột ngột cắt lời họ. Hãy để họ nói hết câu, sau đó bạn trình bày cũng chưa muộn. Tuyệt đối đừng tỏ thái độ không hài lòng hay phớt lờ lời mời của họ. Sau khi họ nói sau, hãy nói “tôi không thể…vì…”. 

Không trì hoãn câu trả lời quá lâu

cách từ chối lời mời đi chơicách từ chối lời mời đi chơi
Không để người mời phải đợi câu trả lời quá lâu

Như đã nói ở trên, nếu không thể trả lời ngay lập tức, hãy hẹn một thời gian khác sớm nhất có thể. Đừng để đối phương chờ đợi quá lâu. Trường hợp xấu nhất, bạn có thể quên mất rằng mình đã được mời và vô tình trở thành người vô tâm, thất hứa. 

Hãy thẳng thắn, đừng vòng vo

Hãy thẳng thắn từ chối nếu bạn không thể tham gia vào hoạt động mà người khác mời bạn đến. Đừng vì cả nể hay phép lịch sự mà khiên cưỡng chấp nhận một lời mời đem lại sự bất tiện và khó xử cho bạn. 

Tham khảo:   Kỹ năng giao tiếp hiệu quả khi làm việc nhóm

Đôi khi bạn sẽ có thể từ chối nhưng không thể giải thích lý do cụ thể cho người kia, hãy cứ thẳng thắn nói rằng mình không thể tham gia được, với thái độ lịch sự nhất có thể. 

Hẹn một dịp khác

Đôi khi bạn phải từ chối những cuộc hẹn mà mình muốn đi nhưng không thể. Vì thế, cách để bù đắp là đưa ra một cái hẹn khác, trong thời điểm thích hợp hơn. Điều này sẽ an ui được người mời đồng thời thể hiện rằng bạn trân trọng họ chứ không phải từ chối vì không muốn đi chơi cùng họ. 

Bù đắp sự vắng mặt

Cách này có thể áp dụng nếu bạn phải từ chối một lời mời dự sinh nhật hoặc bữa tiệc quan trọng nào đó. Gửi quà đến cho người mời là một phép lịch sự đồng thời thể hiện rằng bạn trân trọng đối phương. 

Tạm kết

Trên đây là các cách từ chối khéo mà bạn có thể áp dụng để từ chối lời mời mà vẫn giữ được hoà khí. Nếu bạn biết cách nào hay ho và hữu dụng hơn, hãy để lại góp ý dưới bình luận nhé. Đừng quên theo dõi Masterskills Blog để cập nhật nhiều thông tin thú vị khác!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo