30. Kỹ năng sống

8 kiểu lãnh đạo phổ biến bạn có thể áp dụng vào công việc của mình

Trong mỗi tổ chức, người lãnh đạo thường đóng vai trò trụ cột và có khả năng định hình sự thành công của tập thể. Nhưng cần những gì để trở thành một lãnh đạo xuất sắc? Mặc dù không có câu trả lời chung cho mọi trường hợp, khám phá các kiểu lãnh đạo khác nhau sẽ mở ra nhiều cơ hội để nâng cao năng lực lãnh đạo của bạn. Bài viết này giới thiệu đến bạn 8 kiểu lãnh phổ biến bạn có thể áp dụng vào công việc của mình. 

1. Kiểu lãnh đạo định hướng (Visionary Leadership)

Nếu bạn sở hữu phong cách lãnh đạo định hướng, bạn sẽ có năng lực định hình một tương lai chung và truyền cảm hứng cho các thành viên để cùng nỗ lực hướng đến tương lai đó. Đây cũng là điểm mạnh lớn nhất của bạn. Ngoài ra, bạn cũng là người “nhìn xa trông rộng”, do đó bạn luôn khuyến khích tư duy sáng tạo và những ý tưởng đổi mới. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp khó khăn trong việc truyền đạt tầm nhìn lớn lao của mình đến các thành viên, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các mục tiêu đầy tham vọng nhưng khó đạt được của bạn sẽ gây áp lực cho chính bạn và người khác, cũng như “ươm mầm” cho những kỳ vọng không thực tế.

nữ lãnh đạo tóc vàng

Ảnh: Unsplash/Mathilde Langevin

2. Kiểu lãnh đạo giao dịch (Transactional Leadership)

Những ai có phong cách lãnh đạo giao dịch thường dựa trên những giao dịch xã hội (phần thưởng, khuyến khích hay hình phạt) để thúc đẩy người khác hoàn thành công việc. Nếu bạn là một trong số họ, bạn có khả năng thiết lập những mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng, đảm bảo các thành viên hiểu được những gì bạn mong đợi, từ đó giúp nâng cao trách nhiệm trong công việc. Bên cạnh đó, cách bạn sử dụng phần thưởng hay sự công nhận để động viên, khuyến khích người khác cũng góp phần làm tăng năng suất và hiệu suất làm việc.

Điểm yếu của kiểu lãnh đạo này là cản trở sự đổi mới và sáng tạo, vì bạn thường chỉ tập trung vào việc duy trì các quy trình hiện có và đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Kiểu lãnh đạo giao dịch cũng có thể hạn chế cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp cho các thành viên trong nhóm hay tổ chức. 

3. Kiểu lãnh đạo lôi cuốn (Charismatic Leadership)

Kiểu lãnh đạo lôi cuốn giúp bạn truyền cảm hứng, thúc đẩy các thành viên khác hành xử theo cách bạn mong muốn bằng sự nhiệt tình, năng động và lôi cuốn. Bạn cũng thích tạo ra một bầu không khí tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc và sự gắn kết giữa mọi người. Bên cạnh đó, bạn còn sở hữu khả năng thuyết phục tài tình. Tuy vậy, khả năng này có thể bị lạm dụng để phục vụ lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích chung của nhóm hay tổ chức. Mặt khác, việc tập trung vào việc truyền cảm hứng, tạo động lực có thể làm lu mờ các khía cạnh thực tế của việc thực hiện công việc.

nữ lãnh đạo tóc ngắn

Ảnh: Pexels/Mikhail Nilov

4. Kiểu lãnh đạo chuyển đổi (Transformational Leadership)

Giống như tên gọi, phong cách lãnh đạo chuyển đổi đặc trưng ở việc nhà lãnh đạo thúc đẩy người khác thay đổi để phát triển và thành công hơn. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo chuyển đổi, bạn có xu hướng khuyến khích sự đổi mới sáng tạo, đồng thời mong muốn tạo ra một môi trường thoải mái, nơi các thành viên được trao một số quyền hạn nhất định để tăng cảm giác hài lòng, tinh thần và động lực làm việc.

Tham khảo:   Ask Masterskills: Những vấn đề về gia đình, đam mê và các mối quan hệ

Dù vậy, kiểu lãnh đạo chuyển đổi cũng tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn, những kỳ vọng cao của bạn đôi khi có thể làm tăng áp lực và khối lượng công việc cho người khác. Đồng thời, bạn cũng có thể bỏ qua nhu cầu phát triển của từng cá nhân vì mãi theo đuổi các mục tiêu chung của tổ chức.


Xem thêm

• Hiệu ứng Batman: “Nhân cách thứ hai” có giúp bạn vượt qua nỗi lo âu trong công việc?

• 10 thói quen của người có năng suất làm việc cao

• 5 điều nhà lãnh đạo cần hiểu rõ khi làm việc với Gen Z 


5. Kiểu lãnh đạo độc đoán (Autocratic Leadership)

Một nhà lãnh đạo độc đoán thường tự ý quyết định và đưa ra mệnh lệnh mà không cần tham khảo ý kiến từ người khác. Hạn chế lớn nhất của phong cách này là thiếu vắng những ý tưởng mới và quan điểm đa dạng, vì phần lớn các quyết định đều do người lãnh đạo đưa ra, ít cân nhắc đến ý kiến đóng góp của người khác. Ngoài ra, nếu làm việc với một nhà lãnh đạo độc đoán, các thành viên cũng ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định, dẫn tới việc họ có xu hướng cảm thấy không được xem trọng. 

Mặc dù vậy, trong những tình huống khẩn cấp, kiểu lãnh đạo độc đoán lại rất hữu ích, vì nó cho phép nhà lãnh đạo nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động kịp thời. Hơn nữa, phong cách lãnh đạo này còn giúp đưa ra những định hướng và hướng dẫn làm việc rõ ràng, từ đó giảm thiểu sự mơ hồ trong công việc. 

nữ lãnh đạo mặc áo khoác dài

Ảnh: Pexels/George Frewat

6. Kiểu lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership)

Trái với lãnh đạo độc đoán, nếu bạn là một nhà lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ chủ động kêu gọi người khác tham gia vào quá trình ra quyết định và khuyến khích sự hợp tác. Tính dân chủ của bạn còn giúp “nuôi dưỡng” ý thức làm chủ của các thành viên trong nhóm và tổ chức, khiến họ cảm thấy được tôn trọng và có tiếng nói hơn, từ đó tăng cảm giác hài lòng trong công việc. 

Tham khảo:   5 thói quen chăm sóc bản thân cần duy trì cho một năm 2024 rực rỡ

Ngoài những ưu điểm trên, kiểu lãnh đạo dân chủ cũng ẩn chứa một số khuyết điểm. Một mặt, nó có thể làm chậm tiến trình ra quyết định, vì bạn phải dành thời gian cho các thành viên thảo luận để đạt được sự đồng thuận. Trong những tình huống khẩn cấp đòi hỏi những quyết định nhanh chóng, kiểu lãnh đạo này cũng sẽ bộc lộ nhiều hạn chế. Ngoài ra, lãnh đạo dân chủ cũng dễ dẫn đến bất đồng, xung đột giữa các thành viên trong nhóm hay tổ chức, buộc bạn phải kịp thời đề ra biện pháp giải quyết hiệu quả.

7. Kiểu lãnh đạo quan liêu (Bureaucratic Leadership)

Lãnh đạo quan liêu là kiểu lãnh đạo dựa trên các quy tắc và thủ tục đã được thiết lập sẵn để quản lý nhóm hay tổ chức. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình làm việc, các nhà lãnh đạo quan liêu thường cố gắng tuân theo các quy trình đã được vạch sẵn. Họ còn thiết lập các cơ cấu, quy tắc và trình tự rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả, tính nhất quán và trật tự trong tổ chức. 

Vì ưu tiên tuân thủ các quy tắc và thủ tục đã được thiết lập hơn là khả năng thích ứng, nhà lãnh đạo quan liêu dễ trở nên thiếu linh hoạt và cứng nhắc trong cách tiếp cận vấn đề. Hơn nữa, họ thường kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ, trách nhiệm, hạn chế quyền tự chủ và quyền ra quyết định của các thành viên.

nữ lãnh đạo bên bờ biển

Ảnh: Pexels/Elina Volkova

8. Kiểu lãnh đạo ủy quyền/lãnh đạo tự do (Laissez-Faire Leadership)

Cuối cùng, phong cách lãnh đạo ủy quyền được thể hiện thông qua việc người lãnh đạo mang lại sự tự do cho các cá nhân bằng cách cho phép họ tự đưa ra quyết định, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trong công việc. Đây được xem như kiểu lãnh đạo tự do nhất, góp phần thúc đẩy tư duy sáng tạo và sự chủ động của các thành viên. Tuy nhiên, việc thiếu vắng cơ cấu và hướng dẫn của kiểu lãnh đạo này cũng dễ khiến người khác cảm thấy lạc lõng, mất định hướng. Sự tự do và tự chủ được trao cũng có thể dẫn đến việc thiếu trách nhiệm và giảm năng suất tổng thể. 

Tham khảo:   Ask Masterskills: Những băn khoăn trước các ngã rẽ của công việc và các mối quan hệ

Hiểu về các phong cách lãnh đạo khác nhau có tác động đáng kể đến sự phát triển của bạn nói riêng và tổ chức của bạn nói chung. Hơn nữa, bằng cách nhận ra điểm mạnh và điểm yếu riêng của từng phong cách, bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã xác định được kiểu lãnh đạo phù hợp để áp dụng vào công việc của mình. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo