32. Kiến thức kinh tế

Employee turnover là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Khi chỉ số employee turnover tăng liên tục là lúc các doanh nghiệp cần phải xem xét lại các vấn đề để có điều chỉnh nhân sự phù hợp. Vậy employee turnover là gì? Nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu chỉ số employee turnover trong doanh nghiệp?

Employee turnover là gì hay Staff turnover là gì?

Trong tiếng Anh, employee turnover có nghĩa tương đồng với staff turnover. Hai khái niệm được hiểu là chỉ số phản ánh số lượng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp và cần thay thế bởi người mới trong khoảng thời gian nhất định.

Sự xáo trộn của nhân sự sẽ khiến doanh nghiệp có những tổn thất nhất định. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý của nhân sự khác mà có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng tới hoạt động của công ty, nhất là khi đó là những nhân sự tài năng, đảm nhận các vị trí quan trọng.

Turnover rate là gì?

Bên cạnh khái niệm employee turnover thì turnover rate – tỉ lệ thôi việc cũng thường nhắc đến. Tỉ lệ này được tính là phần trăm số nhân viên nghỉ việc trên tổng số nhân viên của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian.

Cùng với employee turnover thì tỉ lệ thôi việc giúp các doanh nghiệp quản trị nhân lực, đo lường được sức hấp dẫn doanh nghiệp đồng thời có chính sách thích hợp để giữ chân và thu hút nhân sự tài năng.

Có những dạng nhân viên rời bỏ doanh nghiệp như sau:

–       Nhân viên bị cho nghỉ việc do không đáp ứng được kỳ vọng doanh nghiệp hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy chế công ty.

–       Nhân viên tự nguyện nghỉ việc: Những nhân viên này không bị công ty sa thải nhưng vì lý do khác nhau có thể xuất phát từ công ty hoặc từ lý do cá nhân mà họ xin nghỉ việc.

Ngoài cách phân chia này thì đứng từ phía doanh nghiệp hay từ phía nhân viên sẽ có hai cách phân chia khác:

–        Nhân viên nghỉ việc mong muốn: Tức nhân viên bị công ty sa thải để thay thế nhân sự có lợi hơn cho doanh nghiệp.

–       Nhân viên nghỉ việc không mong muốn: là nhân viên mà sự ra đi của họ sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất công việc, làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty.

Vai trò của employee turnover là gì?

Những ai làm việc trong lĩnh vực nhân sự sẽ hiểu rất rõ vai trò của employee turnover là gì. Cụ thể, nó phản ánh mức độ hấp dẫn về môi trường làm việc, chế độ đại ngộ, văn hóa công ty. Nếu những chỉ số này tốt và không ngừng được cải thiện thì chắc chắn employee turnover sẽ giảm.

Tham khảo:   Elevator pitch là gì? Cách tạo một elevator pitch hấp dẫn

Ngược lại nếu số lượng người lao động rời bỏ doanh nghiệp ngày càng tăng thì rõ ràng doanh nghiệp cần phải xem xét lại chế độ, chính sách với người lao động cũng như cải thiện về môi trường làm việc. Bởi sự tự hào, gắn bó nơi làm việc là chỉ số đánh giá sự thành công của doanh nghiệp.

Chỉ số employee turnover cũng phản ánh phần nào năng lực của bộ phận tuyển dụng trong doanh nghiệp. Có thể bộ phận này đã đánh giá thiếu chính xác năng lực ứng viên, lựa chọn nhân sự chưa phù hợp doanh nghiệp. Vì thế chỉ số này cần phải được theo dõi sát sao để doanh nghiệp có những ứng phó kịp thời. 

Dẫu nhân viên bị sa thải hay tự nguyện nghỉ việc thì công ty vẫn phải tốn thêm chi phí để tuyển dụng người mới. Trong thời gian đó, rõ ràng lợi nhuận và năng suất của công ty sẽ bị sụt giảm trong giai đoạn tạm thời.

“Employee turnover đề cập đến sự mất mát nhân tài trong lực lượng lao động theo thời gian, bao gồm sự rời đi của nhân viên như từ chức, sa thải, thôi việc, nghỉ hưu hoặc chuyển đổi vị trí.”

Nguyên nhân dẫn đến employee turnover

Theo thống kê thì chi phí để giữ nhân viên làm việc hiệu quả lâu dài sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc liên tục thay đổi nhân sự. Vì thế việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên rời bỏ công ty là điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Sai lầm từ người tuyển dụng

Bộ phận tuyển dụng vô cùng quan trọng trong việc tìm nhân sự xuất sắc cho công ty. Một sự đánh giá sai lầm nào đó trong quá trình phỏng vấn sẽ dẫn đến việc công ty tuyển dụng những nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc, không phù hợp môi trường làm việc. Điều này khiến cho doanh nghiệp khó xử và sau thời gian buộc phải cho nhân sự nghỉ việc.

Môi trường làm việc không phù hợp, thiếu gắn kết

Văn hóa công ty thực sự đang là vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp. Những hành vi như thô lỗ, nói xấu sau lưng, bè phái, chèn ép nhau trong công việc hay đơn giản hơn là sự thiếu công bằng trong chính sách sẽ khiến nhân sự cảm thấy bị áp lực, ngược đãi. Điều này sớm muộn cũng sẽ dẫn đến hành động rời đi của nhân sự.

Tham khảo:   Business plan là gì? Các bước xây dựng business plan hoàn hảo

Hơn nữa, sự thiếu gắn kết giữa sếp và nhân viên cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho môi trường làm việc không hấp dẫn. Nhân viên không cảm thấy thân thuộc, họ không nhận được sự hỗ trợ lãnh đạo dẫu là nhân sự mới. Sự thiếu gắn kết khiến nhân sự dễ cảm thấy cô độc, đơn lẻ và thiếu nhiệt huyết với công việc. 

Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng 

Khi không có được sự hài lòng về thu nhập, nhân sự rất khó để có thể cống hiến lâu dài. Doanh nghiệp không muốn trả lương cao, còn nhân sự thì luôn muốn có một mức lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra trong công việc.

Nếu công ty trả lương không phù hợp, cộng với các chế độ đãi ngộ không tốt thì việc nhân viên nhảy việc sẽ sớm muộn xảy ra mà thôi.

Không có lộ trình phát triển, thiếu tương lai

Doanh nghiệp không có lộ trình phát triển, nhân viên sẽ chán nản và mất phương hướng. Đặc biệt với những nhân sự có tố chất và hoạch định cụ thể cho công việc thì họ sẽ sớm rời bỏ công ty để tìm một tương lai tươi sáng hơn. Chưa kể những lý do như sự bất ổn trong tổ chức, thiếu thông tin phản hồi và đào tạo cũng là những nguyên nhân thiết yếu để nhân viên nghỉ việc. 

Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ phía nhân sự. Nếu họ phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc, sự không phù hợp giữa các kỳ vọng công việc, hoặc vì lý do mang tính cá nhân như: chuyển nhà, nghỉ đẻ… cũng dẫn đến quyết định nghỉ việc.

Giảm pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc cho doanh nghiệp

Để tạo ra đội ngũ nhân sự làm việc hiệu quả, gắn bó lâu dài với công ty thì doanh nghiệp cần cải thiện toàn diện, đặc biệt chú trọng yếu tố sau:

Thứ nhất, bộ phận tuyển dụng cần đảm bảo chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện những nhân sự phù hợp với doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp loại bỏ việc tuyển dụng nhân sự không phù hợp.

Thứ hai, doanh nghiệp nên chú ý xây dựng văn hóa công ty. Hãy để doanh nghiệp như một “mái nhà thứ hai” của nhân sự. Nơi đó có sự đoàn kết, có sự giúp đỡ và gắn bó của nhân sự cũng như ban lãnh đạo, để nhân sự có thể phát huy hết năng lực của bản thân.

Tham khảo:   Downgrade là gì trong lĩnh vực chứng khoán?

Thứ ba, chế độ phúc lợi cần được quan tâm. Chủ doanh nghiệp cần trả mức lương phù hợp với công sức mà nhân sự bỏ ra. Chưa kể những chính sách thưởng và chế độ phúc lợi khác để khích lệ tinh thần, tăng sự gắn bó của nhân sự với công ty.

Thứ tư, một công ty có lộ trình và mục tiêu phát triển bài bản sẽ giúp nhân sự dễ dàng nhận thấy đường hướng mà họ đang đi. Hãy chắc chắn rằng lộ trình phát triển đó cần gắn với những nhân sự tài năng, xuất sắc cho tới nhân sự mới bước chân vào doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm tới đời sống nhân sự để hỗ trợ kịp thời và sẵn sàng đồng hành cùng nhân sự.

Trên đây là một số thông tin về employee turnover là gì cũng như những nguyên nhân và giải pháp giảm tỉ lệ này. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt lượng nhân viên nghỉ việc và có giải pháp tuyển dụng hấp dẫn để thu hút được nhân sự chất lượng.

Nguyễn Lý

 

 

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo