24. Kinh doanh thương mại

Quốc gia xuất khẩu ròng (Net Exporter) là gì? Đặc điểm và ví dụ

(Ảnh minh họa: Financial Chronicle)

Quốc gia xuất khẩu ròng

Khái niệm

Quốc gia xuất khẩu ròng trong tiếng Anh là Net Exporter.

Quốc gia xuất khẩu ròng là đất nước hoặc lãnh thổ có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

Các quốc gia sản xuất hàng hóa dựa trên các tài nguyên có sẵn trong đất nước của họ. Khi không thể sản xuất nhưng vẫn muốn có một mặt hàng cụ thể, một quốc gia có thể mua hàng hóa được sản xuất và bán từ các quốc gia khác.

Khi một quốc gia mua hàng hóa từ một quốc gia khác và mang nó đến quốc gia của mình để phân phối cho người dân, đó là một hàng nhập khẩu. Khi một quốc gia sản xuất hàng hóa trong nước và sau đó bán nó cho các quốc gia khác, đó là xuất khẩu.

Khi một quốc gia bán nhiều hàng hóa cho các quốc gia khác hơn là mua về, đó là một quốc gia xuất khẩu ròng.

Quốc gia xuất khẩu ròng trái ngược với quốc gia nhập khẩu ròng, là quốc gia hoặc lãnh thổ có giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cao hơn hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.

Tham khảo:   Quan hệ thương mại (Trade relations) là gì? Những thay đổi và phát triển

Đặc điểm của Quốc gia xuất khẩu ròng

Các quốc gia tham gia vào thị trường thương mại để mua và bán hàng hóa trên toàn cầu.

Khi tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia cao hơn tổng giá trị nhập khẩu, quốc gia đó có cán cân thương mại (Balance of trade) thặng dư.

Một quốc gia xuất khẩu ròng, theo định nghĩa, cán cân thương mại thặng dư, tuy nhiên, nó có thể bị thâm hụt hoặc thặng dư với từng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ tùy thuộc vào loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch, tính cạnh tranh của các hàng hóa và dịch vụ này, tỉ giá hối đoái, mức chi tiêu của chính phủ, hay rào cản thương mại,…

Ví dụ về các Quốc gia xuất khẩu ròng

Saudi Arabia và Canada là những ví dụ về các quốc gia xuất khẩu ròng dầu mỏ vì họ có lượng dầu mỏ dư thừa và bán lại cho các nước khác không có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng.

Một quốc gia có thể là quốc gia xuất khẩu ròng ở một khu vực nhất định, nhưng lại là quốc gia nhập khẩu ròng ở các khu vực khác.

Ví dụ, Nhật Bản là quốc gia xuất khẩu ròng các thiết bị điện tử, nhưng họ phải nhập dầu từ các nước khác để đáp ứng nhu cầu của mình. Mặt khác, Mỹ là quốc gia nhập khẩu ròng và do đó thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tham khảo:   Hệ thống ưu đãi phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP) là gì? Các nội dung về GSP

Xuất khẩu ròng

Xuất khẩu ròng là giá trị của tổng xuất khẩu của một quốc gia trừ đi giá trị của tổng nhập khẩu.

Xuất khẩu ròng được sử dụng để tổng hợp chi tiêu của một quốc gia hoặc tổng sản phẩm quốc nội GDP trong một nền kinh tế mở.

Nếu một quốc gia có đồng tiền yếu, xuất khẩu của quốc gia đó có tính cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế, điều này khuyến khích xuất khẩu ròng dương.

Ngược lại, nếu một quốc gia có đồng tiền mạnh, hàng xuất khẩu của nó đắt hơn hàng từ các nước khác và người tiêu dùng trong nước có thể mua hàng xuất khẩu từ nước ngoài với giá thấp hơn, điều này có thể dẫn đến xuất khẩu ròng âm.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo