24. Kinh doanh thương mại

Chiến lược Logistics (Logistics Strategy) là gì?

Chiến lược Logistics (Logistics Strategy) (Nguồn: 123rf)

Chiến lược Logistics (Logistics Strategy)

Chiến lược Logistics – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Logistics Strategy.

Chiến lược Logistics là phương tiện để tìm ra cách phân phối hàng hóa hiệu quả nhất và duy trì mức độ dịch vụ một cách tốt nhất. Những chiến lược này tùy thuộc vào từng sản phẩm, từng quốc gia hoặc mỗi khách hàng khác nhau. (Theo Linked in)

Các chiến lược Logistics ảnh hưởng đến định hướng tổ chức logistics

Chiến lược quá trình (process strategy)

Đây là chiến lược trong đó, mục tiêu nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong vận động hàng hoá từ nguồn hàng (mua) cho đến khi cung ứng hàng hoá cho khách hàng. Thiết kế tổ chức nhằm vào các hoạt động có chi phí lớn, điều này có nghĩa, các hoạt động như: mua, dự trữ, vận chuyển, và thực hiện đơn đặt hàng sẽ được kết hợp lại với nhau và quản trị tập trung. 

Chiến lược này thường áp dụng đối với những công ty sản xuất hoặc bán buôn có qui mô và phạm vi hoạt động lớn. 

Chiến lược thị trường (market strategy)

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược thị trường định hướng mạnh cho dịch vụ khách hàng. Cả bán và Logistics đều được kết hợp. Cấu trúc tổ chức không phù hợp để thống nhất các hoạt động Logistics như trong chiến lược quá trình. Thay vào đó, những hoạt động nào trực tiếp liên quan đến dịch vụ khách hàng đối với cả bán hàng và Logistics đều được tập hợp với nhau và thường báo cáo cho cùng một người phụ trách. 

Tham khảo:   Tổ chức các mối quan hệ thương mại là gì? Phương pháp ghép

Cấu trúc này thích hợp đối với các đơn vị kinh doanh có trình độ dịch vụ khách hàng cao. Tuy nhiên, sẽ không đạt được chi phí Logistics ở mức thấp nhất.

Chiến lược thông tin (information strategy)

Theo đuổi chiến lược thông tin là những doanh nghiệp có mạng lưới phân phối quan trọng với mức dự trữ lớn. Sự phối hợp các hoạt động Logistics thông qua mạng lưới phân tán này là mục tiêu chủ yếu, và thông tin là cấu thành cốt lõi để quản trị tốt. 

Với mục đích đảm bảo thông tin, cấu trúc tổ chức có xu hướng gắn liền các chức năng, các bộ phận, và các đơn vị kinh doanh. Khi các hoạt động Logistics nối liền các ranh giới qui định của các thành viên kênh, chẳng hạn như khi hàng hoá được đưa vào bán ở các cửa hàng hoặc hàng hoá gửi trả lại được bảo quản bởi các doanh nghiệp mua, thì thông tin phải được nối liền với các ranh giới tổ chức này. 

Do vậy, cấu trúc tổ chức phải bắc cầu qua các ranh giới qui định truyền thống của bản thân doanh nghiệp. 

Tham khảo:   Công ước HS (Harmonized system) là gì? Công ước HS đối với các nước đang phát triển

Chúng ta nhận thấy rằng, không có doanh nghiệp nào thể hiện kiểu thiết kế tổ chức duy nhất. Do các chiến lược hỗn hợp thường tồn tại trong cùng một doanh nghiệp, nên đối với các doanh nghiệp tương tự nhau, cấu trúc tổ chức cũng rất phong phú. Bởi vậy, các doanh nghiệp tương tự nhau có thể ở những giai đoạn phát triển tổ chức khác nhau. (Theo Giáo trình Quản trị Logistics, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo